Mới đây tờ The Natinon một tờ báo phát hành bằng Tiếng Anh cho biết. Một công ty Trung Quốc nắm giữ 49% cổ phần của một công ty Thái Lan tham gia liên doanh chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà 30 tầng của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) tại quận Chatuchak của Bangkok.
Sau trận động đất, tòa nhà SAO là tòa nhà duy nhất tại Bangkok bị đổ sập do trận động đất kinh hoàng chiều ngày 28/3 với 8,2 độ richter gần Mandalay, Myanmar, cách tỉnh Mae Hong Son của Thái Lan khoảng 392 km. Đáng nói là “tòa nhà ma” Sathorn Unique 49 tầng tại Bangkok vẫn sừng sững, mặc dù tòa nhà này bị bỏ hoang từ năm 1997. Giờ đây người dân Thái Lan đem 2 toà nhà này ra so sánh và nhiều câu hỏi đang được đặt ra.
Tòa nhà SAO, có 30 tầng với chi phí 2,13 tỷ baht được khởi công vào năm 2020. Việc xây dựng được thực hiện bởi liên doanh ITD-CREC và được giám sát bởi liên doanh PKW. Trong đó ITD-CREC bao gồm Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Phát triển Ý-Thái Lan và Công ty Đường sắt Trung Quốc số 10 (Thái Lan).
Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc số 10 Thái Lan được thành lập vào ngày 10 tháng 8 năm 2018 với tư cách là nhà thầu xây dựng các tòa nhà văn phòng, tòa nhà dân cư, đường sắt, đường công cộng và đường sắt ngầm, với số vốn đăng ký là 100 triệu baht. Tập đoàn Kỹ thuật Đường sắt số 10 của Trung Quốc, nắm giữ 490.000 cổ phiếu, tương ứng 49% tổng số cổ phiếu của công ty.
Theo luật pháp Thái Lan, 49% là mức cổ phần tối đa mà các công ty nước ngoài có thể nắm giữ trong một công ty Thái Lan. Tuy nhiên, Tập đoàn Kỹ thuật Đường sắt số 10 của Trung Quốc vẫn là cổ đông lớn nhất. Bởi phần 51% còn lại được chia cho 3 cổ đông người Thái. Đó là là Sophon Meechai , 407.997 cổ phiếu (40,80%), Prachuab Sirikhet , 102.000 cổ phiếu (10,20%) và Manas Sri-anant , 3 cổ phiếu mang tính tượng trưng.
Chính phủ Thái Lan biết rằng, ngăn chặn “bàn tay lông lá” của Bắc Kinh là cần thiết. Việt Nam đã trả giá rất nhiều cho những công trình do nhà thầu Trung Quốc thi công. Trong đó có dự án Đường sắt Cát Linh-Hà Đông và nhiều dự án trong 12 đại dự án Bộ Công thương xây dựng rồi bỏ hoang. Và đáng nói là tai tiếng nhà thầu Trung Quốc để lại trên thế giới này rất nhiều.
Hạn chế 49% cổ phần là Chính quyền Thái Lan muốn hạn chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc lên liên doanh. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, các nhà thầu Trung Quốc vẫn có thể lách luật để họ nắm 49% vẫn là cổ đông lớn nhất. Theo một số chuyên gia nhận định, trò lách luật này khá đơn giản, chỉ cần Trung Quốc nhờ người của họ có quốc tịch Thái Lan mua một lượng cổ phiếu đáng kể trong 51% cổ phần còn lại, chỉ cần sở hữu 3% cổ phần thì đối tác Trung Quốc sẽ thành cổ đông lớn nhất và từ đó, ghế Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ thuộc về họ.
Bài học từ Thái Lan rất nhãn tiền. Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội vẫn đang lén lúc trải thảm đỏ mời Bắc Kinh vào Việt Nam xây dựng hàng loạt dự án. Trong đó có dự án đường sắt nối với được xem là một phần trong dự án vành đai Con đường của Tập Cận Bình. Ngoài ra Chính phủ của ông Phạm Minh Chính còn đang muốn mời Trung Quốc sang thực hiện 3 dự án đặc khu tại Việt Nam. Vì quyền lợi chính trị, cả ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính đang phớt lờ mối nguy tiềm ẩn từ nhà thầu Trung Quốc.
Ngoài nhà thầu kém chất lượng từ Trung Quốc, khi giao dự án cho Bắc Kinh thực hiện, Việt Nam cũng có nguy cơ rơi vào bẫy nợ do Bắc Kinh giăng ra, và Sri Lanka là một ví dụ điển hình với cảng Hambantota.
Chơi với Trung Quốc là cẩn thận. Nếu cứ nguyện hết lòng vì “anh em xã hội chủ nghĩa” thì người dân Việt Nam, đất nước Việt Nam sẽ lãnh đủ.
Thái Hà -Thoibao.de