LUẬT PHÁP KHÔNG CHO PHÉP TRỪNG PHẠT DỰA VÀO CẢM XÚC

Giáo dục đã cố gắng đưa ra một tuyên bố cứng rắn rằng sẽ tìm kiếm và xây dựng một nền giáo dục trung thực, nhưng ngay khi một người với đầy đủ cương vị về nhận thức và năng lực, nói về cảm nghĩ của mình, họ đã nhận lấy sự trừng phạt đầu tiên như một sự đàn áp để trả thù tiếng nói cảm xúc của cô. Vậy làm cách nào để có một xã hội trưởng thành về lý trí cũng như các tiếng nói chân thành từ trong bản chất?

Vấn đề là, phản ứng của một cơ quan sẽ cần phải cân nhắc trước việc đưa ra các hành xử tương ứng, rằng chúng có xâm phạm quyền lợi một cách chính đáng và trong phạm vi nghề nghiệp hay không, và tuyệt đối không được lẫn lộn giữa hành vi của cá nhân và nằm ngoài mọi tính chất công việc với các hoạt động nghề nghiệp trong vai trò công việc của họ.

Một đất nước cần niềm tự hào có lý trí mà không chỉ là sự vô thức tập thể và đồng thời cần tôn trọng các cảm xúc thực tế của người khác khi họ không hài lòng hoặc họ xem những thứ đó nằm ngoài mối bận tâm của họ. Sự đàn áp ngay lập tức chỉ vì phát ngôn với sự trung thực đối với cảm xúc, như việc yêu ghét hay giận dữ hoặc đồng cảm, đều thuộc về cá nhân và văn hoá, nó không thuộc phạm vi của luật pháp trong việc dùng chúng để trừng phạt. Điều ấy vốn bị loại bỏ khỏi mọi tiêu chuẩn có tính nguyên tắc của luật pháp.

Yêu đất nước không có nghĩa phải tự hào một cách giả dối hoặc hoàn toàn trống rỗng. Họ có thể vì yêu mà cảm thấy cần phải có một đời sống tốt hơn thay vì nghĩ rằng đã ổn thoả, ngay cả trong việc cần được bộc lộ đúng mức và chân thực hoàn toàn các cảm xúc của chính mình. Cảm thán hay bày tỏ hoặc bực bội về một điều gì đó thuộc về nội tâm của họ, trước bất kể sự kiện nào, nằm ngoài mọi điều chỉnh của luật pháp, nó chỉ có thể được nhìn nhận như đối tượng chịu sự bày tỏ văn hoá đối với phần còn lại.

Luật sư Lê Luân