Thủ tướng P. M. Chính “kêu gào” giảm bớt thủ tục đầu tư công với ý đồ gì?

Ngày 23/5/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ sự sốt ruột trước tình trạng vướng mắc về thủ tục đã gây lãng phí cơ hội và thời gian. Theo ông Chính: “Cơ hội đến và đi rất nhanh, nhưng ta phải xử lý một rừng thủ tục. Khi xong được thủ tục thì cơ hội đã đi mất rồi.” 

Trong bối cảnh, dư luận xã hội đang hoài nghi về sự “thần tốc” của Chính phủ trong chủ trương sẽ giao Dự Án ĐSCT Bắc – Nam cho Vingroup với các điều kiện ưu ai chưa từng thấy. Điều đó, càng khiến cho công luận hoài nghi về phát biểu của Thủ tướng Chính.

Lâu nay các lãnh đạo Việt nam thường vẫn có tư duy mang tên gọi “đi tắt, đón đầu”, được cho là một lối biện minh nhằm bỏ qua các quy trình, quy định của pháp luật Nhà nước.

Khái niệm “đi tắt, đón đầu” thường được ca ngợi là sự linh hoạt của các lãnh đạo mang tư duy đổi mới. Tuy nhiên, trên thực tế đã bị lạm dụng để đưa ra những quyết định thiếu căn cứ pháp lý, thiếu tính minh bạch, hoặc thậm chí đi ngược lại lợi ích lâu dài của quốc gia. 

Trong những năm gần đây, nhiều dự án phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư công, quy trình “rút gọn”, hay thử nghiệm “cơ chế đặc thù”. Để khi triển khai không qua thẩm định kỹ lưỡng, đã dẫn đến hậu quả thiệt hại hết sức nặng nề.  

Như 12 Dự Án của Bộ Công thương đã thua lỗ 63 nghìn tỷ, không biết bao giờ mới trả hết nợ là một ví dụ. Hay, mới nhất là chủ trương “bỏ cấp huyện” của  Tổng Bí thư Tô Lâm sau hơn một năm thử nghiệm đã bị chững lại, thậm chí có nhiều dấu hiệu thất bại.

Theo giới chuyên gia, nguyên nhân chính, là việc thiếu đánh giá tác động, không tuân thủ quy trình, vội vã và thiếu tầm nhìn. Theo đó, vấn đề cốt lõi không nằm ở số lượng thủ tục, mà ở việc bộ máy nhà nước chưa làm đúng quy định của pháp luật. 

Trong một nhà nước pháp quyền, quyền lực bất kể ai, kể cả của Thủ tướng hay Tổng Bí thư đều phải được giới hạn bởi Hiến pháp và luật pháp, không thể “linh hoạt” một cách tuỳ tiện theo lối “đi tắt, đón đầu”. 

Việc các Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi “cởi trói” cho thủ tục, chỉ nhằm tạo ra khoảng trống pháp lý để lách luật. Từ đó, dẫn đến cơ chế xin cho, lợi ích nhóm, và tham nhũng chính sách mà thôi.

Hồng Lĩnh – Thoibao.de