Ngày 5/12, báo Quân Đội Nhân Dân đưa tin, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, và Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn, đã đến dâng hương tại Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân.
Tham dự buổi lễ có các ông: Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh. Ngoài ra, còn có các ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Trọng Nghĩa, Nguyễn Văn Nên. Đoàn Đại biểu Quân ủy Trung ương, và Bộ Quốc phòng còn có: Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, và một số tướng lĩnh cấp cao khác.
Theo giới quan sát, Tổng Bí thư Tô Lâm trên cương vị đương kim Bí thư Quân ủy Trung ương đã không xuất hiện trong sự kiện quan trọng này. Trong khi đó, cùng ngày, ông Tô Lâm đã về thăm tỉnh Ninh Thuận để xem xét Dự án Nhà máy Điện hạt nhân. Đáng chú ý, những hình ảnh của buổi lễ cho thấy, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xuất hiện trong một vẻ mặt được cho là hết sức lo âu.
Trước đó, tối 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã tại Vũng Tàu với sự tham gia của cựu Thủ tướng Ba Dũng. Trong khi đó, ngày 5/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã về làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa một địa bàn “chiến lược” của Thủ tướng Chính.
Những sự kiện diễn biến liên tiếp kể trên, có liên quan gì đến việc công cuộc cải cách của Tổng Bí thư Tô Lâm? Vì sao ông Tô Lâm phải “tránh mặt” các lãnh đạo của Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang dẫn đầu? Liệu công cuộc tinh gọn bộ máy của Tô Lâm đang gặp khó khăn và bế tắc hay không?
Ngày 3/8, khi ông Tô Lâm chính thức trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay sau đó, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã liên tiếp xuất hiện cùng Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số sự kiện chính trị quan trọng. Điều đó đã cho thấy mối quan hệ thân thiết giữa 2 người đã được xây dựng từ lâu.
Trong thời gian trước đây, Tổng Bí thư Tô Lâm, đồng thời là Bí thư Quân ủy Trung ương, đã tích cực xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các tướng lĩnh quân đội. Ông Tô Lâm đã thường xuyên gặp gỡ và làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, cũng như các tướng lĩnh Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, đến nay ông Tô Lâm vẫn chưa thực sự kiểm soát được phe quân đội.
Trong khi đó, ông Tô Lâm trên cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương, vẫn nỗ lực đưa những người thân cận vào các vị trí quan trọng trong quân đội. Cụ thể, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăng chức cho Thượng tướng Trịnh Văn Quyết – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội, và lập tức đưa vào Ban Bí thư.
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết được xem là người được ông Tô Lâm ủng hộ. Sau khi Đại tướng Lương Cường rời Bộ Quốc phòng, ông Trịnh Văn Quyết, từng là cấp phó của ông Cường, đã lên thay vị trí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Đáng chú ý, ông Trịnh Văn Quyết là một người đồng hương tỉnh Hải Hưng trước đây, cũng là quê hương của ông Tô Lâm, vì trước kia Hưng Yên và Hải Dương được sáp nhập thành tỉnh Hải Hưng.
Đây được cho là một trong những lý do, có sự không hài lòng từ nhiều tướng lĩnh cấp cao trong quân đội. Vì vậy hiện nay có suy đoán cho rằng, ông Tô Lâm đã gặp phải sự phản kháng từ các tướng lĩnh quân đội, đang tìm cách kiềm chế tham vọng quyền lực của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Mặt khác, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có mối quan hệ thân tình với cả Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư Tô Lâm, tuy nhiên, ông Tô Lâm do tham vọng quyền lực, vẫn đang nỗ lực “vạch lá, tìm sâu” nhằm đánh đổ Thủ tướng Chính.
Điều đó sẽ khiến ông Dũng rơi vào tình thế khó xử, khi phải lựa chọn đứng về phía của ai, và chắc chắn sẽ khiến cho ông Ba Dũng không hài lòng. Chúng ta hãy chờ xem!
Trà My – Thoibao.de