Cậu Hai Nghị và tía Dũng, so găng giữa 2 thế hệ!

Hiện nay có vẻ như gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng đang thuận lợi hơn gia đình các Tứ trụ về hưu khác. Con trai ông Trần Đức Lương thì đã ngã ngựa, và thực lực, ông Trần Tuấn Anh cũng không thể bằng ông Nguyễn Thanh Nghị. Còn lại những Tứ trụ về hưu như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang đều không có con cái vương đủ tầm như Nguyễn Thanh Nghị.

Nguyễn Thanh Nghị phất lên nhanh chóng là nhờ cái chết của ông Nguyễn Phú Trọng. Cái chết này khiến cho ông Nguyễn Tấn Dũng như được cởi trói và nhờ đó mà Nguyễn Thanh Nghị mới được đưa vào bệ phóng.

Tuy Nguyễn Thanh Nghị thuận tiện nhất so với các hạt giống đỏ khác nhưng chưa chắc ông Nghị có thể vươn tầm thành một chân trụ trên vũ đài chính trị. Từ bây giờ đến khi đó, để vươn được tầm cao mới thì trước hết phải trụ vững trước sóng gió chính trường. Với vai trò là đầu tàu của gia tộc, nếu ông Nghị không thể trưởng thành thì Nguyễn Minh Triết – em trai ông Nghị cũng khó mà tiến lên được.

Điều dễ nhận thấy ở Nguyễn Thanh Nghị là ông có học thức cao hơn ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nghị được học đến tiến sỹ và được học ở nước ngoài. Còn ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ là một y tá thời kháng chiến trong rừng, sau này được làm quan và đi học để bổ túc tấm bằng cho có để được cơ cấu. Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn bị đánh giá là không có thực học. Và đó cũng là một trong những lý do khiến ông điều khiển nền kinh tế Việt Nam đi đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng sau những cải cách đầy tham vọng. Thất bại là bởi lòng tham và cũng bởi năng lực giới hạn.

Nhưng mặt khác, ông Nguyễn Tấn Dũng được giới phân tích đánh giá cao ở những toan tính trên vũ đài chính trị. So với Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Tấn Dũng biết đầu tư tương lai chính trị cho thế hệ sau tốt hơn rất nhiều. Có thể thấy, trong các con cái của các Tứ trụ về hưu, con ông Nguyễn Tấn Dũng là trội hơn hết. Có người cho rằng, nếu ông Nguyễn Tấn Dũng mà để bà Nguyễn Thanh Phượng tham gia chính trường, có khi bà còn hơn cả anh và em trai bà.

Cuộc đời của ông Nguyễn Tấn Dũng gặp đối thủ chính trị quá lớn. Có thể nói, trong khoảng 20 năm trở lại đây, không ai có đủ tầm về mưu mô chính trị như Nguyễn Phú Trọng, kể cả Tô Lâm hiện nay cũng chưa chắc gì bằng Nguyễn Phú Trọng. Ấy vậy mà, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn cầm cự tốt trước những đòn tấn công hiểm ác của đối thủ.

Rất nhiều đàn em của Nguyễn Tấn Dũng bị Nguyễn Phú Trọng đánh phải ngã ngựa. Từ Hoàng Trung Hải đến Nguyễn Văn Bình đều bị ngã ngựa, đặc biệt là Đinh La Thăng phải xộ khám. Tuy hiên, nhiêu đó vẫn không thể triệt hết đàn em của ông Ba Dũng. Vẫn còn đó Tô Lâm, Phạm Minh Chính leo đến vị trí nhất nhì trong Tứ trụ. Điều đó cho thấy bài toán đầu tư chính trị cho tương lai của ông Nguyễn Tấn Dũng rất có hiệu quả. Đầu tư nhiều nên dễ sống sót qua đại nạn.

Ông Nguyễn Thanh Nghị mang tiếng là người có thực học, và có vẻ như tấm bằng tiến sĩ nước ngoài đang làm nhà tù nhốt ông vào cái khung. Ông muốn thể hiện năng lực của nhà kỹ trị thông qua những chính sách khó. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ông đang tạo ra rắc rối để người khác gỡ hơn là ông tạo ra bài toán khó rồi giải quyết nó nhằm thúc đẩy phát triển.

Khi mới lên Tổng bí thư, ông Tô Lâm nói về “điểm nghẽn”. Có rất nhiều điểm nghẽn, và mới đây Chính phủ của ông Phạm Minh Chính đang cùng với Bộ Xây dựng cố gắn gỡ “điểm nghẽn” nhà ở xã hội, một tác phẩm được tạo ra bởi ông Nguyễn Thanh Nghị.

Giờ đây ông Nguyễn Thanh Nghị lại ôm chức Trưởng ban Chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu kiện đông người (Trưởng ban Chỉ đạo 902). Gỡ rối Thủ Thiêm là nhiệm vụ quá tầm. Có lẽ Nguyễn Thanh Nghị nên đầu tư vào thủ đoạn chính trị để đảm bảo vị trí trên võ đài hơn là cố tỏ ra năng lực. Với bộ máy này, nó năng lực mấy cũng thành vô dụng. 

Xem ra ông Nguyễn Tấn Dũng thực tế hơn Nguyễn Thanh Nghị.

Thái Hà -Thoibao.de