Hoa kỳ áp đặt mức thuế cao, “tứ trụ” Việt Nam cháy nhà, ra mặt chuột?

Trong những ngày gần đây, cả thế giới đặc biệt là các quốc gia khu vực Đông Nam Á, đã cuống cuồng với chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump. 

Với mức thuế 46% mà Hoa kỳ tuyên bố sẽ áp dụng đối với Việt Nam, là một trong 3 mức thuế cao nhất. Và điều đó đã khiến cho giới chức lãnh đạo Việt nam hết sức lo lắng và cảm thấy bất an. 

Đây là điều trái ngược với những đánh giá cho rằng, nước Mỹ gần đây duy trì chính sách coi Việt nam là một thành trì quan trọng để hợp tác chống lại Trung Quốc trong khu vực Ấn độ dương – Thái Bình Dương.

Ngay lập tức, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt nam ông Tô Lâm, đã có một cuộc điện đàm trực tiếp mang tính “giải vây” với Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump. Với đề nghị, giảm thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ xuống mức 0% và thúc giục ông Trump cũng nên làm như vậy đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt nam.

Ngay sau đó, truyền thông Việt nam cũng như quốc tế đánh giá cao hành động này của ông Tô Lâm. Nhưng, Giáo sư Jeffrey Sachs, Giám đốc Trung tâm Phát triển của Đại học Columbia, đã khẳng định, chính sách thương mại của Trump là biểu hiện rõ ràng của sự thiếu năng lực về vấn đề kinh tế.

Sau đó, ông Tô Lâm đã gửi một Công hàm yêu cầu Tổng thống Trump, hoãn việc áp thuế ít nhất trong 45 ngày để hai bên cùng xem xét. Để tránh hậu quả không đáng có sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và làm tăng giá cả tiêu dùng cho người Mỹ.

Đánh giá về cuộc điện đàm trực tiếp với Tổng thống Mỹ mang tính “giải vây”, theo giới phân tích quốc tế, đề nghị giảm thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ xuống mức 0% là hành động thể hiện sự thiếu hiểu biết, về kiến thức kinh tế vĩ mô của Tổng Bí thư Tô Lâm. 

Đây là vấn đề liên quan đến việc bảo hộ hàng hóa của Việt nam bằng hàng rào thuế quan. Nếu để mức thuế ở mức 0% thì hàng hóa nông sản, thực phẩm từ Mỹ với giá hết sức rẻ, sẽ bóp chết ngành nông nghiệp, cũng như chăn nuôi của Việt nam.

Xe ô tô điện Tesla nếu thuế nhập khẩu từ Mỹ với thuế suất là 0%, thì ô tô điện của Vinfast lắp ráp từ phụ tùng Trung quốc như hiện nay sẽ tồn tại được mấy hồi? Cũng như, với mức thuế 0% Công ty Starlink của tỷ phú Elon Musk đưa máy chủ vào Việt nam, thì các công ty kinh doanh Internet như Viettel sẽ tồn tại trong mấy tuần?

Bỏ qua cương vị Tổng Bí thư của ông Tô Lâm, khi điện đàm trực tiếp với Tổng Thống Trump, mà đây là việc thuộc thẩm quyền của của Chủ tịch Nước Lương Cường. Điều này sẽ càng khoét sâu mối mâu thuẫn giữa Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước vốn đã “cơm không lành, canh chẳng ngọt”.

Hơn nữa, về kiến thức kinh tế vĩ mô của Tô Lâm và Lương Cường cũng chỉ là “một chín, một mười” – và cùng là những kẻ không biết gì.

Trong khi, phản ứng của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi nói rằng, đừng để ảnh hưởng tới quan hệ với “nước khác” khi đàm phán với Hoa kỳ về vấn đề thuế quan. Theo giới quan sát, nghe thoáng qua thì có vẻ là phát biểu chung chung mang tính ngoại giao của ông Chính. 

Nhưng, “nước khác” ở đây chắc chắn Thủ tướng Chính ám chỉ là Trung Quốc. Việc Việt Nam xuất siêu lớn sang Mỹ, và ngược lại nhập siêu nặng nề từ Trung Quốc. 

Với lý do, hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc đội lốt hàng “made in Vietnam” để né thuế. Nước Mỹ và tổng thống Trump biết rất rõ điều đó và đang muốn siết chặt bằng việc áp mức thuế mới lên đến 46%.

Theo giới phân tích, ban lãnh đạo Việt Nam đang đu dây, vừa muốn giữ quan hệ thân thiện với Hoa kỳ, để được lợi về vấn đề thị trường xuất khẩu. Đồng thời, cũng không muốn chọc giận người anh em láng giềng phương Bắc, nơi có ảnh hưởng mạnh đến kinh tế, chính trị của Việt nam.

Theo đó, quan điểm dứt khoát của Thủ tướng Phạm Minh Chính đó là, ban lãnh đạo Hà nội đàm phán với Washington về vấn đề thuế quan đối ứng, nhưng phải tuyệt đối tránh đối đầu với Bắc Kinh. 

Đây là điều đi ngược với chủ trương, cũng như mục đích của Tổng thống Donald Trump đối với 3 nước Đông Dương Việt nam, Lào và Campuchia đang là các quốc gia trung chuyển hàng hóa có xuất xứ từ Trung quốc vào Hoa Kỳ.

Điều đó đã cho thấy, cái gọi là chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt nam, nay đã biến thành chủ trương riêng rẽ của các lãnh đạo cấp cao nhất. Đó là chính sách ngoại giao mang tính “cá nhân” gió chiều nào che chiều đó.

Trà My – Thoibao.de