Ngày 14/4/2025 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Hà Nội mở đầu cho chuyến thăm Việt Nam trong 2 ngày. Đáng chú ý, trước thềm chuyến thăm Việt Nam, ông Tập Cận Bình có bài viết “Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước – Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai”.
Theo giới quan sát, tiêu đề của bài viết của ông Tập Cận Bình mang hơi hướng “kỷ nguyên mới của ông Tô Lâm với cụm từ, “… viết tiếp trang mới tương lai”. Không hiểu vô tình hay hữu ý, cách “chơi chữ” của ông Tập đã khiến người ta phải nghĩ đến việc, kỷ nguyên mới của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải gắn chặt với Trung quốc.
Sau khi Hội nghị Trung ương 11, Khóa 13 vừa bế mạc tại Hà Nội, “bất ngờ” đúng ngày ông Tập Cận Bình đến thăm Việt nam, vào lúc 1h sáng, trên mạng xã hội đồng loạt xuất hiện thông tin: Kết quả sắp xếp Nhân sự cho Đại hội Đảng khóa 14 vào đầu năm 2026. Đây là thông tin, đã được ghi chú rất rõ là, “Một nguồn tin nội bộ đáng tin cậy cho biết”, càng tăng thêm tính xác thực của thông tin này.
Theo đó, các nhân vật Ủy viên Bộ Chính trị, thanh viên Ban Bí thư của Đại hội Khóa 13 sẽ nghỉ, bao gồm các ông: Lương Cường, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Thắng, Phan Đình Trạc, Nguyễn Văn Nên là các lãnh đạo sinh trước 1960, theo quy định tuổi sẽ phải nghỉ hưu.
Hai nhân vật “tứ trụ” là trường hợp đặc biệt, được tiếp tục ở lại Đại hội Đảng Khóa 14 là Tổng Bí thư Tô Lâm, và Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đáng chú ý, trong Danh sách tái cử Ủy viên Bộ Chính trị – Khóa 14 có tên của đương kim Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang có thể là ứng viên cho chiếc ghế Chủ tịch Nước. Như vậy, các đồn đoán cho rằng, tướng Phan Văn Giang có vấn đề về sức khỏe và sẽ nghỉ hưu sau Đại hội 13 là chưa chính xác.
Theo giới phân tích, nếu dựa trên Danh sách Quy hoạch bổ xung vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư mới. Bao gồm các ông: Nguyễn Tân Cương; Lê Thành Long; Hồ Đức Phớc; Trần Hồng Hà ; Bùi Thanh Sơn và Nguyễn Thanh Nghị… Thì khả năng cao Đại tướng Nguyễn Tân Cương sẽ nắm chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Đây, là sự thất bại của Tổng Bí thư Tô Lâm trong nỗ lực “bằng mọi giá” phải đưa nhân sự người Hưng Yên nắm giữ chiếc ghế đặc biệt quan trọng này. Đồng thời cũng cho thấy, thế và lực cả phe tướng lĩnh Quân đội không ngừng được củng cố, và thực sự trở thành “đối trọng” với phe Hưng Yên của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tuy nhiên, trong Danh sách tái cử Ủy viên Bộ Chính trị – Khóa 14 vẫn có tên của các ông Lương Tam Quang, và Nguyễn Duy Ngọc là một may mắn cho ông Tô Lâm. Cho dù, trong Danh sách Ban Bí thư vẫn còn tên của các nhân vật thân cận của ông Tô Lâm. Đó là, các ông: Lê Hoài Trung, Lê Minh Trí, Trịnh Văn Quyết, Trần Lưu Quang, sẽ được bổ xung thêm vào Bộ Chính trị khi cần thiết.
Điều đó đã cho thấy, Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn có thể làm chủ bàn cờ chính trị trước Đại hội Đảng lần thứ 14, nhưng không ở mức “tuyệt đối” như nhiều người tưởng.
Theo giới phân tích, việc ông Phan Đình Trạc một nhân vật chủ chốt của phe Nghệ an phải nghỉ hưu, có thể do ông Trạc bị Tô Lâm “gạt ra”. Và người thay cho vai trò của ông Trạc sẽ là phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc – một nhân vật Tô Lâm có thể dễ sai bảo. Điều đó đã cho thấy phe Nghệ an đã bị ông Tô Lâm đã “bình định” xong.
Tuy nhiên đối với phe Hà tĩnh của ông Trần Cẩm Tú, phó thủ tướng Trần Hồng Hà được nằm trong Danh sách cơ cấu Ủy viên Bộ Chính trị. Cũng như, ông Lê Minh Hưng một nhân vật quê ở Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh được cho là đầy tiềm năng cho chiếc ghế Thủ tướng.
Tương tự như ông Lê Minh Hưng, tướng Trịnh Văn Quyết đang là nhân vật được lòng hầu hết từ các phe. Điều đó đã cho thấy, phe Hà Tĩnh của ông Tư Sang, và ông Trần Cẩm Tú, vẫn là một cái “gân gà” khó nuốt của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Có nhiều đánh giá cho rằng, nhân sự chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt nam trước các Đại hội Đảng cần phải nhận được sự đồng thuận từ ban lãnh đạo Bắc Kinh. Các thông tin nhân sự được coi là “tuyệt mật” bị rò rỉ như vừa kể sẽ chính là phép thử của Trung Nam Hải.
Mà bài viết ““Cùng chung chí hướng…”, của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ là sự khởi đầu. Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Trà My – Thoibao.de