Vì sao Tổng BT Tô Lâm phải chấp nhận mời Trung Quốc tham gia duyệt binh 30/4? 

Sau chuyến thăm Hà nội của Chủ tịch Tập Cận Bình, Bộ Quốc phòng Việt nam đã thắt chặt hơn mối quan hệ với Quân đội Trung quốc. Không chỉ qua sự kiện tiếp xúc giao lưu hữu nghị giữa Quân đội giữa 2 nước ở biên giới. 

Ngày 18/4, Đại tướng Phan Văn Giang – Bộ trưởng Quốc phòng cho biết, các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia cũng tham gia diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.

Trong bối cảnh chính trị quốc tế đang diễn biến hết sức phức tạp, với điểm nóng trên bàn cờ địa – chính trị giữa Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ. Việc quân đội Trung Quốc lần đầu tham gia duyệt binh ngày 30/4 tại TP.HCM là một sự kiện chưa từng có và dĩ nhiên không phải là chuyện vô thưởng vô phạt về mặt chiến lược. 

Đây là điều, trái với chủ trương của Tổng Bí thư Tô Lâm đang ưu tiên chiến lược cân bằng giữa các cường quốc, và chủ động giữ việc đối thoại với Mỹ. Thì sự xuất hiện của Quân đội Trung quốc sẽ khiến Mỹ đặt câu hỏi về độ tin cậy chiến lược của Hà Nội.

Phải chăng, có những thế lực trong nội bộ của đảng đang muốn “làm khó” đối với ông Tô Lâm, và phe cánh?

Theo giới thạo tin, các tướng lĩnh từ Tổng cục Chính trị, và Ban Tuyên giáo Trung ương vốn thiên về bảo thủ, thân Trung, đang muốn đẩy mạnh hợp tác với Bắc Kinh nhằm duy trì thế cân bằng trong nội bộ.

Không thể loại trừ, sự vận động mạnh từ phía Bắc Kinh, với cam kết giúp giữ “ổn định” nội bộ của Việt nam, là điều mà Trung Quốc đã  từng làm với trước Đại hội Đảng khóa 12 (2016).

Nếu Tô Lâm cùng phe cánh đang nỗ lực tạo “điểm tựa” từ phương Tây để cân bằng với thế lực “bảo thủ” và thân Trung quốc, trong nội bộ. Thì việc này giống như một đòn đánh “gián tiếp” vào chính sách đối ngoại cũng như uy tín của ông Tô Lâm.

Trong khi, phe bảo thủ vẫn duy trì con đường Chủ nghĩa Xã hội với ảnh hưởng từ Trung Quốc và Nga, về vấn đề quân sự và an ninh. Đây có thể là đòn “gây nhiễu” chính trị trong nội bộ đảng, với sự giật dây của Bắc Kinh nhằm làm suy yếu vị thế chính trị của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Cho dù, trên thực tế, ông Tô Lâm vẫn kiểm soát được tình hình trong đảng, nhưng những sức ép vừa kể đã buộc ông ta đang phải thỏa hiệp với các nhóm lợi ích thân Trung Quốc. Điều đó có thể khiến đối cho tác phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ sẽ lo ngại.

Bên cạnh đó, có không ít các ý kiến phản biện thấy rằng, tại sao Việt Nam – một quốc gia từng bị Trung Quốc “cản trở” việc thống nhất đất trong các giai đoạn. Nhưng, lại mời Quân đội Trung Quốc tham gia duyệt binh đúng ngày kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước?

Sự hiện diện của Quân đội Trung quốc trong ngày 30/4, chắc chắn sẽ làm mờ đi chủ quyền độc lập của Việt Nam. Đồng thời khiến người dân cảm thấy bị xúc phạm. Vậy, tại sao ban lãnh đạo Hà Nội lại chấp nhận điều này? 

Theo giới chuyên gia, đây là các tính toán mang tính chiến lược, nhằm thỏa hiệp chính trị với Trung Quốc để đổi lấy ổn định của Tổng Bí thư Tô Lâm, theo công thức “nhường một biểu tượng để giữ một chiến lược”.

Trước đòi hỏi của Trung Quốc đang ép Việt Nam phải nhân nhượng với phe bảo thủ và các tướng lĩnh Quân đội, thì sự kiện duyệt binh này có thể là món quà ngoại giao để yên lòng phương Bắc.

Việc mời Trung quốc tham gia duyệt binh, hay việc hoãn rồi bất ngờ phát sóng chương trình “Ký ức để lại”, đây không phải là chuyện ngẫu nhiên. Mà đó là dấu hiệu cho thấy phe bảo thủ thân Trung đang gia tăng ảnh hưởng, và Tô Lâm đang bị thử thách nghiêm trọng.

Rất có thể, ông Tô Lâm phải chấp nhận một số nhượng bộ tượng trưng, hoặc lùi một bước trên mặt trận tuyên truyền để giữ ổn định nội bộ của đảng.

Quan trọng hơn, những biến động chính trị như vừa kể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc sắp xếp và bổ nhiệm nhân sự “chủ chốt” trong thời gian sắp tới. Điều đó mới quyết định, ai thực sự cầm cương “con ngựa” mang tên Đảng Cộng sản Việt nam.

Trà My – Thoibao.de