Liên minh Quân đội – phe thân TQ đã sẵn sàng thay thế TBT Tô Lâm trước Đại hội 14?

Khi lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước được tổ chức với quy mô chưa từng có, từ các cuộc diễu binh rầm rộ đến những hình ảnh pa nô tuyên truyền mang màu sắc đối đầu với Hoa kỳ ở Hà nội và TP. HCM.

Đây là việc phe thân Trung Quốc công khai “ra mặt” qua các biểu tượng, truyền thông không chỉ là biểu hiện tự tin, mà còn là một đòn đánh tâm lý trong cuộc tranh đoạt quyền lực ngầm đang tới giai đoạn then chốt.

Thông điệp chính trị này, đã khiến công luận đã đặt câu hỏi: phải chăng một liên minh quyền lực mới đang lặng lẽ hình thành, và Tổng Bí thư Tô Lâm có thể đang bị đẩy khỏi trung tâm quyền lực?

Những biểu hiện kể trên đã cho thấy, phe Quân đội đã “trở lại”, và việc duyệt binh, diễu binh không chỉ để kỷ niệm 50 năm ngày thông nhất đất nước. Trong một thời gian dài, lực lượng Quân đội Việt Nam dường như lui về phía sau trên chính trường, để nhường vai trò dẫn dắt về an ninh và chính trị cho lực lượng Công an.

Tuy nhiên, lễ diễu binh ngày 30/4/2025, với quy mô tổ chức hết sức lớn cả về biểu tượng, truyền thông. Đáng chú ý, sự kiện này diễn ra đúng thời điểm nhạy cảm về nhân sự cao cấp cho Đại hội 14.

Theo các nguồn tin nội bộ, đây không đơn thuần là một hoạt động mang dấu ấn rõ rệt của phe Quân đội. Mà còn là một thông điệp chính trị có chủ đích để gửi tới Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội vẫn là trụ cột chính của hệ thống chính trị Việt nam để bảo vệ chế độ.

Song song với sự trở lại và nổi lên của phe tướng lĩnh Quân đội là sự trở lại rõ nét của các thế lực chính trị và nhóm lợi ích thân Trung Quốc. Đặc biệt, từ sau chuyến thăm Hà nội mới đây của Chủ tịch Tập Cận Bình, với các chính sách được cho là “khớp lịch”, “chỉnh giờ” và ngôn ngữ ngoại giao. 

Điều đó, ngày càng cho thấy chính trị Việt nam đã chính thức chuyển về quỹ đạo của Bắc Kinh. Theo giới thạo tin, sự kết hợp giữa Quân đội và phe thân Trung Quốc là “liên minh chiến lược” đã hình thành, với mục đích, để chuẩn bị cho giai đoạn “hậuTô Lâm”. 

Trong bối cảnh Tổng Bí thư Tô Lâm hiện nay được cho là tỏ ra đơn độc trong việc kiểm soát truyền thông cũng như hệ thống chính trị của Việt nam. Theo đó, với các chính sách mang tính cục bộ của “nhóm lợi ích” một cách công khai, không che dấu, đã khiến ông Tô Lâm đang phải đối mặt với các biểu hiện bất lợi.

Trên thực tế, truyền thông nhà nước ngày càng “lặng tiếng” về hình ảnh cá nhân của Tổng Bí thư, cũng như ông Tô Lâm đã không kiểm soát được các sự kiện quốc gia trọng đại mang tính quốc gia. 

Như việc, tổ chức diễu binh “hoành tráng” và đồ sộ – với sự tham dự của Quân đội Trung Quốc là điều chưa từng thấy nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Trong khi đó, quan hệ đối ngoại ngả sang phương Tây và Hoa kỳ của ông Tô Lâm đã rơi vào trạng thái “mờ nhạt”. Việc Chính phủ Mỹ ra lệnh cấm các lãnh đạo cấp cao của họ tham dự các lễ kỷ niệm, được xem là minh chứng hết sức rõ ràng.

Những điều kể trên đã cho thấy, một “cơn sóng ngầm” trong chính trường đã nổi lên. Một câu hỏi quan trọng đang được đặt ra, đó là, ai sẽ thay thế nếu ông Tô Lâm bị buộc phải “rút lui”?

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2026, sẽ không chỉ là việc “sắp xếp nhân sự” mới. Mà đây, sẽ còn là cuộc định hình lại cấu trúc quyền lực cho giai đoạn tiếp theo.

Nếu liên minh Quân đội – thân Trung Quốc thực sự kiểm soát được truyền thông, dư luận cũng như các thiết chế chính trị, thì việc thay thế Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ không còn là chữ “nếu”, mà chỉ là “khi nào” sẽ và thay ông Tô Lâm “bằng ai?”.

Với những gì đang diễn ra, liên minh Quân đội và phe thân Trung Quốc đang gửi đi một thông điệp khá rõ ràng. Đó là, họ sẵn sàng và đã có kế hoạch cho việc chính thức bước vào trung tâm quyền lực. 

Một khi Tổng Bí thư Tô Lâm không còn là người dẫn dắt “đáng tin cậy” của Đảng Cộng sản Việt nam trong mắt của Bắc Kinh.

Trà My – Thoibao.de