Việc Thủ tướng Phạm Minh Chính chính thức bổ nhiệm Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã cho thấy bàn cờ chính trị Việt Nam có dấu hiệu bất ổn. Đây, là một bước cờ phòng thủ quá “gấp gáp” nhưng bắt buộc cần phải có.
Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, là một nhân vật được cho là vừa có quan hệ gia đình với giới lãnh đạo Quân đội cấp cao, vừa có mối liên kết “đồng hương” Hưng yên mật thiết với Tổng Bí thư Tô Lâm
Nhìn bề ngoài, đây là một động thái “bình thường” trong việc hoàn thiện bộ máy lãnh đạo của Bộ Quốc phòng. Nhưng nếu đặt vào bối cảnh chính trị đầy nhạy cảm hiện nay, quyết định này mang ý nghĩa chiến lược.
Đây, được coi là một phần trong nỗ lực khẩn trương củng cố mạng lưới quyền lực của Tổng Bí thư Tô Lâm trước những biến động nội bộ đang diễn biến ngày càng phức tạp. Khi, quyền lực của ông Tô Lâm đang bị thách thức nghiêm trọng.
Sau khi kế nhiệm vai trò Tổng Bí thư trong một hoàn cảnh bất thường, sau cái chết đầy nghi vấn của ông Trọng, trong nội bộ của đảng ông Tô Lâm không được xem là một Tổng Bí thư có “toàn quyền”.
Đây chính là lý do, đã khiến các nhóm quyền lực trong Quân đội của Bộ trưởng Phan Văn Giang, cũng như các nhân vật như Lương Cường, Nguyễn Trọng Nghĩa bắt đầu hồi sinh vị thế.
Liên minh giữa phe Quân đội và phe “bảo thủ thân” Trung Quốc chiếm đa số trong Đảng đã và đang tìm cách siết chặt và vô hiệu hóa chính sách đối ngoại thân phương Tây, và dựa vào Hoa kỳ của ông Tô Lâm.
Không những vậy, các thất bại ngoại giao “liên tiếp” gần đây trong việc vận động Mỹ giảm thuế nhập khẩu, cùng với sự kiện Trung Quốc ngang nhiên cắm cờ trên đá Hoài Ân, ở Trường Sa xảy ra giữa lúc chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Điều đó, đã làm lộ rõ hơn sự hạn chế quyền lực thực sự của Tổng Bí thư Tô Lâm trên chính trường. Kể cả phe cải cách kinh tế, thân phương Tây, cũng tỏ ra hết kiên nhẫn với lập trường quá “mềm yếu” của Tổng Bí thư trước các thách thức quốc tế.
Đây chính là lý do, tại sao ông Tô Lâm và phe cánh Bộ Công An đang ở thế thượng phong, và phải chuyển sang thế phòng thủ như hiện nay. Trong khi, lực lượng Quân đội đã quyết tâm trở lại vị trí trung tâm của quyền lực. Đã qua rồi thời kỳ Quân đội Việt nam chỉ làm hậu phương cho phe cánh Công An.
Do vậy, việc bổ nhiệm bổ xung thêm Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, cựu Tư lệnh Quân khu 3, đương kim Tư lệnh Quân Khu 1 được coi là “chiếc cầu nối” giữa Tô Lâm và giới chức tướng lĩnh trong Quân đội.
Theo giới phân tích Quốc tế, việc bổ nhiệm tướng Nguyễn Hồng Thái là một tính toán hết sức kỹ lưỡng của ông Tô Lâm. Về gia thế ông Thái là con rể của Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, người từng giữ các vị trí chủ chốt trong Quân đội, Quốc hội, và là người thân cận của cựu Thủ tướng Ba Dũng.
Hơn nữa, khi ông Tô Lâm trên cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương nhưng vẫn không thể kiểm soát nổi. Trung tướng Nguyễn Hồng Thái cùng quê Hưng Yên với Tô Lâm, bảo đảm được một mức độ tin cậy cá nhân cao hơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm, cho đến nay cần một “bộ lọc” trung thành” tại Bộ Quốc phòng, để có thể, tạo thế đối trọng với các tướng lĩnh Quân đội đang có xu hướng chống lại, dưới sự bảo kê” của Bắc Kinh.
Đồng thời, có thể bảo đảm rằng các diễn biến bất thường trong Quân đội sẽ không diễn ra ngoài tầm kiểm soát của của Tổng Bí thư nhờ “tai mắt” mang tên Nguyễn Hồng Thái.
Để có thể tồn tại, Tổng Bí thư Tô Lâm cần phải đưa người thân cận vào Bộ Quốc phòng đã cho thấy, sự trung thành của đa số các tướng lĩnh Quân đội đã không còn. Tại thời điểm hiện nay, đây chính là nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi đối với Tổng Bí thư.
Việc tăng cường liên kết với các thành phần tướng lĩnh Quân đội nhằm làm đối trọng với nhóm bảo thủ thân Trung Quốc. Thách thức cho Tô Lâm là không nhỏ, và không phải lúc nào bên chiếm ưu thế ban đầu cũng là người chiến thắng cuối cùng.
Bổ nhiệm Nguyễn Hồng Thái là một hành động cần thiết để “bịt lỗ hổng” trong tình thế hiện tại. Nó phản ánh sự bấp bênh quyền lực trong tay người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam mang tên Tô Lâm.
Trà My – Thoibao.de