Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2023, về phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam được xem là dấu mốc mới trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt nam.
Tuy nhiên, mới đây việc Nghị quyết 68 bất ngờ được “hồi sinh” trở lại cùng sự kiện Công ty Vinspeed vừa mới thành lập, và đề nghị được tham dự Dự án Đường sắt Cao tốc Bắc Nam đã khiến mạng xã hội dậy sóng, với nhiều hoài nghi.
Có nhiều ý kiến khẳng định rằng, đằng sau Nghị quyết 68 đầy tính cải cách, là một “chiêu bài” để hợp thức hóa cho việc tham nhũng chính sách? Đây là biểu hiện điển hình của việc tham nhũng chính sách đội lốt cải cách.
Theo đó, chính sách phát triển Kinh tế tư nhân đang bị sử dụng làm công cụ hợp pháp hóa các tham vọng và “lợi ích nhóm” của các “đại” Tập đoàn thân hữu, vốn là sân sau của các nhóm lợi ích.
Điều đó càng cho thấy, khi một số doanh nghiệp “đặc biệt” trong mối quan hệ với hệ thông quyền lực đã được chọn sẵn thay vì sự cạnh tranh. Qua đó, người ta dễ dàng nhận ra chính sách mới không hề phục vụ số đông, mà phục vụ cho các nhóm lợi ích của đảng.
Theo Facebooker Hong Ho, một người am hiểu chính trị nội bộ của chính trường Việt Nam, trên trang FB cá nhân gần đây, đã chỉ rõ:
“Thúc đẩy kinh tế tư nhân không phải là xắp bát xắp đũa, cân nhắc cho anh Vin làm cái dự án đường sắt, sắp cho anh Techcombank cái giấy phép làm Napas, rồi anh Vinh, chị Thảo, bầu Hiển… mâm này mâm kia.”
Theo giới phân tích, nhận xét này dù mang sắc thái mỉa mai, nhưng lại phản ánh trung thực một hiện tượng đáng báo động. Đó là, sự phân phối “đặc quyền” chính sách dưới danh nghĩa thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân.
Thay vì mở rộng cạnh tranh, nhà nước lại bố trí “mâm cỗ” ngon lành nhất cho một số tập đoàn thân hữu. Đó là, những người đã có mối liên hệ chặt chẽ với giới chức quyền lực hàng đầu của Đảng.
Tham nhũng chính sách ở cấp độ này không còn là chuyện phong bì, quà cáp… để chạy dự án như trước đây. Mà đã trở thành việc những “nhóm lợi ích” có quyền lực đã sử dụng chính sách như một công cụ định hình thị trường, tạo lợi thế riêng, loại bỏ sự cạnh tranh bình đẳng.
Đây, là cách nhằm hợp thức hóa sự chiếm đoạt tài sản của nhà nước qua hình thức tham nhũng chính sách. Dưới vỏ bọc đội lốt chủ trương cải cách để định hướng lợi ích nhóm dưới thời của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Lẽ ra, chính sách phát triển Kinh tế tư nhân phải tạo ra một môi trường bình đẳng, nơi các doanh nghiệp lớn nhỏ cùng tiếp cận các nguồn lực đất đai, tín dụng, cơ hội đầu tư… như nhau. Nhưng, trên thực tế hiện nay ở Việt nam thì quyền tiếp cận ấy lại phụ thuộc vào mối quan hệ với hệ thống quyền lực.
Các dự án hạ tầng khổng lồ như: Đường sắt Cao tốc, bến Cảng, Sân bay, đặc khu tài chính…, thay vì được tổ chức đấu thầu công khai, cạnh tranh minh bạch thì lại bị “sắp sẵn” cho một vài đối tác “chiến lược” của riêng họ.
Tình trạng này, đã khiến dư luận phải đặt câu hỏi, Tổng Bí thư Tô Lâm đang thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, hay đang nhân cơ hội để “tiện gió để bẻ măng” để dồn lợi ích vào tay một số các doanh nghiệp tư nhân vốn là sân sau của các quan chức cấp cao?
Điều đó đã cho thấy, khẩu hiệu “mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng” về thực chất chỉ để che đậy một thực tế, các chính sách của đảng và Nhà nước không nhằm để thúc đẩy sự phát triển của khu vực Kinh tế tư nhân.
Theo giới chuyên gia, Nghị quyết 68 không sai, mà trái lại, nó có nhiều điểm tiến bộ đáng hoan nghênh. Nhưng vấn đề cốt lõi ở đây là, ai đang thực hiện, và họ – tức lãnh đạo cấp cao đang thực hiện vì ai?
Công luận cho rằng, phát triển kinh tế tư nhân không thể là chiếc áo khoác để che giấu Chủ nghĩa Tư bản thân hữu, là đã được che dấu dưới nhiều vỏ bọc khác nhau kể từ khi nhà nước Cộng sản Việt Nam bước sang nền Kinh tế thị trường vào năm 1986.
Trà My – Thoibao.de