Tổng BT Tô Lâm “tức tốc” về thăm Nghệ An với mục đích gì?

Ngày 15/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã về thăm, và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An.

Sự xuất hiện của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt nam tại Nghệ An, diễn ra đúng lúc nhiều vấn đề nóng liên quan đến hệ thống chính trị của tỉnh này đang khiến dư luận hết sức quan tâm. 

Đó là, vụ án Phạm Thái Hà, trợ lý của cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ – vừa được công bố Kết luận Điều tra chính thức. Đáng chú ý, sai phạm của ông Hà chỉ ở mức 750 triệu đồng, thấp hơn rất nhiều lần so với đồn đoán là hơn 1.000 tỷ trước đó.

Đáng chú ý, phát biểu thẳng thắn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại cuộc thảo luận về Nghị quyết cơ chế đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân. Theo ông Hồ Đức Phớc đã khẳng định rằng, Quỹ phát triển doanh nghiệp tư nhân thất bại ngay từ thiết kế, thậm chí còn đưa ra cảnh báo “đố ai thu lại được tiền” nếu cho họ vay không có tài sản đảm bảo.

Cùng với, việc Tổng Bí thư Tô Lâm đến Nghệ An ngay sau khi Tập đoàn Vingroup trình đề xuất tham gia Dự án Đường sắt Cao tốc Bắc – Nam trị giá 67 tỷ USD, qua Công ty con Vinspeed mới thành lập trước đó chỉ vài ngày. 

Tập đoàn như Vingroup, vốn có quan hệ sâu với giới tài chính, ngân hàng, truyền thông và hệ thống chính trị cấp cao. Với đề xuất khổng lồ của Vinspeed, khiến dư luận không khỏi nghi vấn?

Điều đó, đã khiến cho công luận càng thêm nghi ngờ về mối liên hệ “mờ ám” giữa ông Tô Lâm và Tập đoàn VinGroup, từ trước cho đến nay. Và đặt câu hỏi, phải chăng Tổng Bí thư Tô Lâm đang tìm cách “mở cửa” cho Vinspeed?

Theo đó, Nghệ An là một trong các địa phương trung chuyển chiến lược nếu đường sắt cao tốc Bắc Nam được triển khai. Việc ông Tô Lâm xuất hiện đúng thời điểm này, với lời kêu gọi tỉnh Nghệ An cần phát triển hiện đại “trong kỷ nguyên mới”.

Đây, là điều không chỉ mang tính khích lệ địa phương, mà còn có thể là tín hiệu “bật đèn xanh” về việc các tập đoàn tư nhân bước vào các lĩnh vực hạ tầng lớn, được dự kiến sẽ giao cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Liệu có sự “toa rập” trong việc chuẩn bị song song giữa “dọn đường” chính trị từ Tổng Bí thư Tô Lâm và việc “trình dự án” từ Công ty con của Vingroup?

Trong bối cảnh đó, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc một nhân vật chủ chốt của phe Nghệ an, đã công khai phản bác mô hình quỹ cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân, vì không có cơ chế thu hồi vốn. Đây, được đánh giá là như “một gáo nước lạnh” hòng dập tắt ý đồ tạo điều kiện cho “nhóm lợi ích” của Tổng Bí thư.

Trước đó, đã có nhiều ý kiến đánh giá cho rằng, mục đích cao nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm về thăm Nghệ An lần này nhằm để lấy lòng và lôi kéo sự ủng hộ từ phe Nghệ An.

Tỉnh Nghệ An không chỉ là quê hương cách mạng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là biểu tượng chính danh tối thượng, và là nơi sinh ra của nhiều cán bộ cấp cao, có ảnh hưởng trong Đảng. 

Trong bối cảnh Đại hội 14 đang cận kề và quyền lực của ông Tô Lâm đang bị thách thức, thì việc thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến phe Nghệ An. Đây, có thể xem là một nước đi vừa chính danh, vừa vận động, nhằm tạo dựng hậu thuẫn trong nhóm chính trị nổi tiếng này.

Chính vì thế, dù Tổng Bí thư Tô Lâm không nhắc gì đến chủ đề “Đường sắt Cao tốc”, nhưng, nhiều người vẫn đặt câu hỏi, phải chăng tỉnh Nghệ An hiện đang là là sân khấu “mềm”, để dọn đường cho những toan tính “cứng” của Tổng Bí thư?

Điều đáng chú ý là ông Tô Lâm không hề đề cập đến cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là thủ lĩnh của phe Nghệ An đang được dư luận hết sức quan tâm. 

Việc giảm nhẹ các cáo buộc đối với cựu trợ lý Phạm Thái Hà có thể là “phao cứu sinh” cho ông Huệ, để tránh được việc xử lý nặng nề mang tính hủy diệt.

Theo giới thạo tin, việc không nhắc đến vụ việc của ông Vương Đình Huệ có thể là một kiểu đóng hồ sơ “mềm”, thay vì tiến hành xử lý kỷ luật tiếp. 

Với mục đích, nhằm giữ ổn định chính trị trong nội bộ trước thềm Đại hội 14, đồng thời lôi kéo thêm các “đồng minh” chiến lược tránh tạo ra rạn nứt không cần thiết giữa các phe nhóm trong đảng.

Trà My – Thoibao.de