Ngày 16/5, , Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã tuyên án phúc thẩm đối với ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, 2 cựu đại biểu quốc hội.
Ông Lưu Bình Nhưỡng, 62 tuổi, cựu Phó Trưởng ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bị tuyên án 12 năm tù. Ông Lê Thanh Vân, 61 tuổi, cựu đại biểu Quốc hội khóa 15 bị tuyên 7 năm tù.
Ông Lưu Bình nhưỡng là đại biểu quốc hội của chế độ Cộng Sản nhưng ông lại thường đem bức xúc của dân vào nghị trường. Ông Lê Thanh Vân cũng là người lắng nghe tiếng nói của dân. Tuy nhiên, ông Vân ít nổi hơn ông Nhưỡng.
Thông thường, trong Quốc hội Cộng Sản, họ dành ra một lượng rất nhỏ, khoảng chừng 3 đến 4 % là dành cho người ngoài đảng để tô hồng cho cái gọi là “dân chủ”. Tuy nhiên, hầu hết thành phần ngoài đảng cũng là những kẻ biết vâng lời, hay vuốt đuôi chế độ.
Ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân từng là Đảng viên Đảng Cộng Sản. 2 ông nằm trong 96% thành phần đảng viên trong Quốc hội, ấy vậy mà cả ông lại đặt tiếng nói dân lên trên chủ trương của Đảng. Vì thế 2 ông mang họa.
Quy trình tố tụng của chế độ này là một kẽ hở lớn. Không cho bị cáo quyền im lặng, không cho bị cáo có quyền có luật sư ngay từ đầu vv… như những nền tư pháp của các nước dân chủ. Vậy nên, tình trạng mớm cung, ép cung, thậm chí nhục hình để nặn ra án thường xảy ra trong phòng điều ra của công an.
Ông Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân không thể bị kết tội “vì dân” nhưng Công an sẽ có cách khiến họ mang tội khác.
Hai bản án dành cho 2 cựu đại biểu quốc hội dám lên tiếng cho dân như là một lời cảnh cáo rằng, muốn làm đại biểu quốc hội thì phải biết nịnh, hay ít nhất ngồi im, ngủ gục thì sẽ được yên. Còn dám mang nguyện vọng của dân vào nghị trường để Đảng phải bẽ mặt thì sẽ nhận hậu quả.
Huỳnh Tú-Thoibao.de