Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Phải chăng Tổng Bí thư Tô Lâm muốn “hốt cú chót”?

Trong những ngày gần đây, một diễn biến thu hút sự quan tâm của của công luận, đó là, Công ty VinSpeed của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đề xuất làm chủ đầu tư Dự án Đường sắt Cao tốc Bắc – Nam với những đặc quyền chưa từng thấy.

Đặc biệt, phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Quốc hội mới đây về việc phải xem việc “đấu thầu có tội gì” càng làm dấy lên nghi vấn: Phải chăng ông Tô Lâm đang muốn dọn đường để “chỉ định” cho VinGroup, làm chủ đầu tư siêu dự án này? 

Theo nguồn tin nội bộ cho biết sau khi nghỉ hưu ông Tô Lâm có mong muốn sẽ trở thành một nhà tài phiệt hàng đầu ở Việt nam. Và nếu đúng như vậy, liệu đây có phải là “cú hốt chót” của ông Tô Lâm trong vai trò Tổng Bí thư, để định hình quyền lực sau khi hạ cánh? 

Chỉ trong vòng chưa đến 10 ngày, đề xuất của VinSpeed được làm chủ đầu tư Dự án ĐSCT Bắc – Nam đã được lên kế hoạch để trình Quốc hội xem xét thông qua. Với tốc độ “siêu tốc” ấy khiến cho công luận và giới chuyên gia hết sức sửng sốt và ngạc nhiên.

Tại sao, một Dự án trị đầu tư công với giá trị hơn 67 tỷ USD – tương đương một nửa GDP của Việt Nam lại được đề xuất, xem xét với tốc độ chưa từng có như vậy?

Đáng chú ý, theo Hồ sơ, VinSpeed đề nghị đưa ra các đề nghị ưu ái quá mức tưởng tượng. Như, được vay 49 tỷ USD không lãi suất trong vòng 35 năm; Được giao đất quanh các nhà ga để phát triển bất động sản… Thậm chí, giữ quyền kiểm soát khai thác toàn bộ dự án trong thời gian 100 năm

Điều đáng nói là các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin, nhưng sau đó đã phải rút bài nhanh chóng, rồi lại đồng loạt triển khai chiến dịch truyền thông ủng hộ VinGroup ngay sau đó. 

Đây là biểu hiện rõ ràng của một sự sắp xếp có chủ ý, với sự bảo trợ từ bộ máy lãnh đạo cấp cao nhất. Đặc biệt, chủ trương đấu thầu bị người đứng đầu của đảng “quy kết” là không cần thiết. Thông điệp ấy lập tức gây rúng động và đã khiến công luận hết sức bất bình.

Bởi từ trước đến nay, đấu thầu được xem là thiết chế cơ bản để ngăn ngừa tham nhũng và đảm bảo cạnh tranh công bằng trong đầu tư công. Phải chăng, việc chỉ định thầu sẽ trở thành mục tiêu mà Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhắm tới? 

Phát biểu này càng củng cố thêm nghi vấn rằng ông Tô Lâm đang mở đường cho tập đoàn Vingroup, vốn từ lâu đã được đồn đoán có mối quan hệ “đặc biệt” với Tổng Bí thư.

Theo giới phân tích, cần lưu ý, với truyền thống kinh doanh Vingroup luôn thuê và sử dụng toàn bộ công nghệ của nước ngoài, như cách VinFast đã làm với xe ô tô điện. Thì khả năng Trung Quốc sẽ là đối tác công nghệ chính, và nguy cơ nhà đầu tư Trung quốc sẽ độc quyền trong việc phát triển hạ tầng chiến lược của Việt nam.

Không những thế, với việc Nhà nước chịu toàn bộ rủi ro tài chính, trong khi VinGroup hưởng toàn bộ lợi ích. Đây thực chất là một mô hình “xã hội hóa bằng tiền dân, nhưng lợi ích về tay tư nhân” nhưng được Tô Lâm khoác cho chiếc áo tư nhân đầu tư thay Nhà nước. 

Nói cách khác, nếu “trật tự cũ” của thời cựu Thủ tướng Ba Dũng là chia đều cho các nhóm lợi ích, thì dưới thời ông Tô Lâm, mọi cửa quyền lực sẽ quy về một trục – tập trung, và phục vụ cho một nhóm lợi ích duy nhất của Tổng Bí thư.

Nếu đề xuất của VinSpeed được Quốc hội thông qua, hệ lụy sẽ không chỉ là việc giao gần 50 tỷ USD không có lãi cho một công ty kinh doanh đang lỗ lớn ở mảng kinh doanh xe ô tô điện. 

Điều này đồng nghĩa với việc, phá vỡ trật tự cạnh tranh và tạo ra tiền lệ cho việc “chỉ định thầu” để tránh việc kiểm tra, kiểm soát của bộ máy nhà nước.

Liệu đây có phải là “cú hốt chót” của Tổng Bí thư Tô Lâm được cho là một bước đi cuối cùng nhằm khóa chặt quyền lực kinh tế, và đặt cược tương lai của đất nước vào tập đoàn Vingroup.

Lịch sử từng chứng minh mọi mô hình siêu tập trung đều ẩn chứa nguy cơ sụp đổ vì thiếu minh bạch và kiểm soát độc lập. Dự án ĐSCT Bắc – Nam có thể là quả bom chính sách làm lung lay toàn bộ hệ thống kinh tế – chính trị Việt Nam trong tương lai không xa. 

Trà My – Thoibao.de