Ngày 19/5/2025, trong bối cảnh Đại hội Đảng lần thứ 14 đang đến gần, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 155-KL/TW, yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước và thông tin nội bộ.
Trong những năm gần đây, trước các kỳ Đại hội Đảng hay các sự kiện chính trị quan trọng đã cho thấy, nhiều thông tin về vấn đề xử lý hay cơ cấu nhân sự “chủ chốt” đã xuất hiện từ sớm trên mạng xã hội.
Đáng chú ý, đến khi Đảng và Nhà nước công bố thông tin các thông tin chính thức thì các phương án và nhân sự cụ thể gần như trùng khớp với những thông tin đã rò rỉ trước đó.
Công luận đã đặt ra nhiều câu hỏi về việc: Ai đã làm lọt lộ thông tin “tối mật” chính xác như vậy, và động cơ đằng sau sự rò rỉ này nhằm mục đích gì? Trong khi nguồn gốc thông tin ban đầu lại không được các cơ quan chức năng truy tìm và xử lý công khai?
Theo giới thạo tin, trong bối cảnh chuẩn bị cho việc sắp xếp các nhân sự “chủ chốt” của Đại hội XIV. Các phe nhóm quyền lực trong Đảng thông qua việc “tung tin” để định hướng dư luận nhằm loại bỏ đối thủ của mình.
Theo đó, các vụ lọt lộ thông tin quan trọng đều từ các cán bộ cấp cao trong bộ máy nhà nước, họ “cố tình” rò rỉ theo chỉ đạo chung. Đây có thể là những “phép thử” hay việc dọn đường đối với dư luận đã được tính toán kỹ lưỡng trước ra quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác cho rằng việc lộ lọt thông tin các thông tin liên quan đến nhân sự “cấp cao”, đã phản ánh những dấu hiệu của việc đấu đá và cạnh tranh quyền lực trong nội bộ của Đảng. Đáng chú ý, đa số các vụ rò rỉ thông tin được cho là xuất phát từ Bộ Công an là nơi Tổng Bí thư Tô Lâm từng làm Bộ trưởng.
Theo giới thạo tin, Bộ Công an còn là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ an ninh nội bộ, và phục vụ cho cuộc đấu đá quyền lực trước các kỳ Đại hội Đảng như đã thấy. Và việc tạo ra các vụ rò rỉ có “kiểm soát”, là một phần trong chiến thuật nhằm xác lập vị thế quyền lực, và tạo sức ép lên các quyết định nhân sự chiến lược của Bộ Công An.
Hồng Lĩnh – Thoibao.de