Có phải Tổng Bí thư Tô Lâm và phe cánh bất ngờ bị suy giảm quyền lực nhanh chóng?

Ngày 25/11, Hội nghị Trung ương bất thường chỉ diễn ra trong một thời gian được cho là ngắn nhất chưa từng thấy. Hội nghị Trung ương bất thường lần này đã thu hút sự chú ý của công luận do tính đột xuất, cũng như các đồn đoán về việc sẽ xem xét xử lý kỷ luật một số nhân vật lãnh đạo cấp rất cao. Trong đó có trường hợp của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Những hội nghị Trung ương bất thường thường được triệu tập khi xuất hiện các tình huống khẩn cấp, hoặc cần thiết phải xử lý ngay lập tức. Đặc biệt là các vụ việc liên quan đến sai phạm nghiêm trọng của các lãnh đạo cấp cao. Một câu hỏi được đặt ra, tại sao ông Tô Lâm cần phải triệu tập một Hội nghị Trung ương bất thường vừa qua?

Có tin rò rỉ cho biết, tại Hội nghị bất thường lần này, Tổng Bí thư Tô Lâm muốn đặt vấn đề với Ban Chấp hành Trung ương, đề nghị bổ sung thêm một số nhân sự vào Bộ Chính trị Khóa 13 đang còn khuyết.

Tuy nhiên, cũng theo tin rò rỉ, đề nghị của ông Tô Lâm lập tức bị đa số các Ủy viên Trung ương đồng loạt bác bỏ. Đây chính là lý do, Hội nghị bất thường đã nhanh chóng kết thúc sau hơn 3 tiếng đồng hồ diễn ra.

Nếu tin rò rỉ trên là đúng, thì đây là một trong những dấu hiệu cho thấy, sự suy yếu của ông Tô Lâm và phe cánh đã đến thời kỳ suy giảm nghiêm trọng về thế và lực.

Đây cũng là lý do, tại sao không có kết quả xử lý về các sai phạm của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và gia đình trong Hội nghị Trung ương bất thường vừa qua.

Có đồn đoán cho rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc, nếu như bị dồn đến chân tường thì ông sẽ cho công bố các sai phạm của Tổng Bí thư Tô Lâm, trong thời gian trên cương vị lãnh đạo Bộ Công an.

Theo thông tin phổ biến trên mạng xã hội, trong vụ thịt bò “dát vàng” cuối năm 2021, ông Trương Tấn Sang đã chủ động gặp riêng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, yêu cầu phải kỷ luật nghiêm khắc Bộ trưởng Tô lâm. Ngoài ra, còn có các ủy viên Bộ Chính trị như Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ, Trương thị Mai… cũng đưa ra đề nghị Tổng Bí thư và Bộ Chính trị cần xử lý ông Tô Lâm để làm gương trong Đảng.

Đây chính là một trong những lý do, hàng loạt các nhân vật “Tứ trụ” vừa kể bị Tô Lâm đánh cho bay chức để “trả hận” trong chớp nhoáng. Vẫn theo thông tin phổ biến trên mạng xã hội, một số uỷ viên Bộ Chính trị gần đây còn yêu cầu, cho lật lại hồ sơ vụ án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG – một trong những “tử huyệt” của ông Tô Lâm.

Theo đó, ông Tô Lâm, khi còn giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an, đã ký 3 văn bản đóng dấu “mật”“tối mật”, gửi cho Bộ Thông tin Truyền thông về thương vụ kể trên. Các văn bản này được cho là không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Bộ Công an. Điều đó đã góp phần che giấu thông tin và tạo điều kiện cho thương vụ diễn ra với giá trị cao hơn thực tế nhiều lần.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, AVG chỉ có giá trị ròng khoảng 1.900 tỷ đồng, nhưng MobiFone đã “nhắm mắt” mua với giá 8.900 tỷ đồng, gây thất thoát khoảng 7.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Và khoản tiền chênh lệch 7.000 tỷ đã được một số lãnh đạo liên quan chia nhau, trong đó không thể không có phần của ông Tô Lâm.

Mặc dù nhiều quan chức liên quan đã bị kết án nghiêm khắc, như cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị phạt tù chung thân, cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn bị phạt 14 năm tù, nhưng ông Tô Lâm không bị truy cứu trách nhiệm trong vụ án này. Điều này đã khiến công luận đặt ra câu hỏi về sự công bằng, và minh bạch trong việc xử lý trách nhiệm của các cá nhân liên quan.

Chúng ta hãy chờ xem.

 

Trà My – Thoibao.de