Sau 2 ngày suy nghĩ kịch bản, Ban Tuyên giáo đã tung ra “nguyên nhân” khiến khối chất nổ bị kích nổ, làm 12 lính tử thương, đó là “ông trời”.
Sự dối trá thì luôn có sơ hở, nên kịch bản mà những bộ óc Tuyên giáo nghĩ ra, cũng không thể hoàn hảo. Sự vụng về trong kịch bản, chính là lời tố cáo rõ ràng nhất, về bản chất của thảm họa. Trên mạng xã hội, hầu hết đều mỉa mai về cái kịch bản kệch cỡm này.
Một điều chắc chắn là, nguyên nhân thực sự của vụ nổ là điều mà nhà cầm quyền không muốn cho dân biết. Vì vậy, họ mới nặn ra cái kịch bản hài hước kia để che mắt người dân. Đây cũng không thể là tai nạn do bất cẩn, hay do nghiệp vụ yếu kém, bởi nếu do 1 trong 2 nguyên nhân này, thì chính quyền không cần phải giấu giếm, vì đó là những nguyên nhân “sạch”.
Chính quyền càng che dấu, người dân càng nghi ngờ rằng, vụ nổ ấy có động cơ chính trị. Đây có thể là phát súng mà các “đồng chí” nhắm vào nhau, để loại nhau trên chính trường. Nếu dùng phương pháp loại suy, để loại bỏ nguyên nhân thiên tai, bất cẩn, hoặc nghiệp vụ yếu kém, thì vấn đề sẽ dẫn đến nguyên nhân mưu sát. Rất có thể, đấy mới là nguyên nhân thật sự của vụ nổ.
Nhưng dù là nguyên nhân gì, thì có lẽ, ông Phan Văn Giang sẽ không ngây thơ mà tin rằng đó là sét đánh. Nếu ông Giang tin vào những nguyên nhân “lành tính” như vậy, chắc chắn, ông đã trở thành nạn nhân của các “đồng chí” của ông từ lâu, chứ nói gì đến việc ông có thể leo lên chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nay lại còn thách thức quyền lực của Tổng Bí thư?
Tình hình mất an ninh trong Bộ Quốc phòng cho thấy, ông Giang cần phải mạnh tay kiểm soát nội bộ. Để nói chuyện “phải quấy” với ông Tô Lâm, thì ông Giang phải kiểm soát được những thế lực chống ông trong quân đội. Nếu không làm được, cuộc đời ông sẽ rất bất an, dù cho ông có từ bỏ quyền lực. Ông Nguyễn Chí Vịnh là một bài học nhãn tiền cho ông Giang.
Trong chuyến đi Chile vừa qua, ông Giang đã thể hiện sự gần gũi với Chủ tịch nước Lương Cường, tân Tổng cục trưởng Tổng cục 2 Trần Công Chính và nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục 2 Phạm Ngọc Hùng.
Ngay sau chuyến đi ấy, ông Ba Dũng lấy danh nghĩa tiệc sinh nhật, tập hợp quần hùng cánh miền Nam, để “bàn chuyện lớn”. Không rõ, trong cuộc tập hợp này, ông Ba Dũng có quy tụ được lãnh đạo Quân khu 7 hay không?
Thế lực của Tô Lâm hiện đang mạnh nhất trên chính trường, tuy nhiên điều mà ông e ngại nhất, chính là Bộ Quốc phòng. Chỉ cần ông Giang thống nhất được Bộ Quốc phòng, như Tô Lâm đã thống nhất Bộ Công an, thì khi đó, thế độc tôn của Tô Lâm bị phá vỡ. Là người trưởng thành từ Bộ Tổng Tham mưu Quân đội, ông Giang là người có khả năng nhất trong quân đội, biến Bộ Quốc phòng thành tuyến phòng thủ kiên cố cho vị trí quyền lực của mình.
Từ Đại hội 11 đến nay, ngày càng nhiều quan chức mắc “bệnh lạ” rồi tử vong, đó là một nhân tố nguy hiểm trên vũ đài chính trị, ắt hẳn, ông Phan Văn Giang biết rõ về những cái chết này. Khi dùng lý, dùng luật, dùng uy tín, vẫn không thể hạ được đối thủ, thì người ta sẽ nghĩ đến cách giải quyết truyền thống nhất, đó là, cho đối thủ “nhắm mắt vĩnh viễn”. Dùng thuốc nổ, dù thô bạo nhưng cũng là một cách.
Có binh quyền trong tay, Tô Lâm sử dụng rất linh hoạt, và đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Tại sao, cũng có binh quyền trong tay, mà ông Giang không làm được như Tô Lâm? Quân đội vốn đông quân, nhiều vũ khí, và được luật pháp tạo cho một khung pháp lý, khiến họ có được một bộ máy nhà nước thu nhỏ, thì tại sao lại không tận dụng?
Lần này ông Giang “thoát nạn”, xem như may mắn. Tuy nhiên, ông cần nhớ, “giải độc đắc” thường rất rơi vào đúng một người nhiều lần. Có binh quyền trong tay mà không tự bảo vệ được mình, thì chỉ có thể tự trách bản thân.
Thái Hà – Thoibao.de