Cả Bộ Chính trị dốc toàn lực để “lật” ghế Tô Lâm trước Đại hội 14, liệu có thành công?

Hiện nay, 3 tỉnh có 2 uỷ viên Bộ Chính trị là Nghệ An, Hà Tĩnh và Hưng Yên. Nghệ An có ông Phan Đình Trạc và ông Nguyễn Xuân Thắng. Hà Tĩnh có ông Trần Cẩm Tú và ông Lê Minh Hưng. Hưng Yên có ông Tô Lâm và ông Lương Tam Quang. Tuy nhiên, 2 uỷ viên Bộ Chính trị của Hưng Yên đáng sợ hơn những ủy viên còn lại rất nhiều.

Đáng chú ý, “chất kết dính” giữa các uỷ viên Bộ Chính trị cùng nhóm, sẽ khiến cho tập thể của họ mạnh hơn rất nhiều. Nhưng giữa ông Trạc và ông Thắng của Nghệ An không có mối liên hệ rõ ràng. Ông Tú và ông Hưng của Hà Tĩnh cũng tương tự. Chỉ có mối liên hệ giữa ông Tô Lâm và ông Quang của Hưng Yên thì rất khăng khít.

Từ khi còn ở Bộ Công an thì ông Quang đã là đệ tử thân tín của ông Tô Lâm. Việc ông Tô Lâm đưa được ông Lương Tam Quang lên ghế Bộ trưởng Công an, rồi lên hàm Đại tướng, và sau đó vào Bộ Chính trị, đã khiến cho sức mạnh của ông nhân lên gấp bội. Nhờ có ông Lương Tam Quang mà Bộ Công an vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của ông Tô Lâm. Sự kết hợp này tương đương với việc ông Tô Lâm kiêm nhiệm 2 chức – Tổng Bí thư và Bộ trưởng Bộ Công an.

Âm mưu của Tô Lâm quá lộ liễu, sau khi đưa được ông Quang vào Bộ Chính trị, thì muốn đưa tiếp ông Nguyễn Duy Ngọc vào. Nếu Bộ Chính trị để mặc cho ông Tô Lâm thực hiện ý đồ này, thì xem như, Bộ Chính trị thua Tô Lâm 0 – 2. Vậy nên, điều quan trọng lúc này là cả Bộ Chính trị phải ngăn cản việc ông Tô Lâm “ghi bàn”, bằng mọi cách.

Để đưa được Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, thì trước hết, cần đưa ông vào ghế bệ phóng – đó là ghế Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội.

Khi bị lọt vào tầm ngắm, chắc chắn, một mình bà Bùi Thị Minh Hoài không thể chống đỡ lại ông Tô Lâm. Tuy nhiên, bà còn có cả Bộ Chính trị phía sau ủng hộ, nên bà vẫn có cơ hội giữ ghế, ít nhất đến hết nhiệm kỳ này.

Còn đúng 1 năm nữa là đến Đại hội 14, nếu ông Tô Lâm thành công đưa thêm 2 người vào Bộ Chính trị, thì phe Hưng Yên có đến 4 uỷ viên, cơ hội thắng lợi của ông sẽ rất cao. Càng thêm người của Tô Lâm trong Bộ Chính trị, thì cán cân càng nghiêng về phía ông.

Nguồn tin nội cho thoibao.de biết, tập thể Bộ Chính trị đang quyết tâm ngăn chặn mưu đồ của ông Tô Lâm, sau khi bị bất ngờ trước trường hợp của ông Lương Tam Quang. Vì thế, khả năng đưa thêm người vào Bộ Chính trị của Tô Lâm sẽ không còn dễ dàng như trước.

Để đối phó với Tô Lâm, có vẻ như các liên minh đang hình thành. Nhóm quân đội tiên phong trong việc tranh giành ảnh hưởng. Một số nhân vật của nhóm Nghệ An cũng không ngần ngại liên kết với nhóm quân đội, để tìm mọi cách cản đường ông Tổng Bí thư.

Nhóm Hà Tĩnh vẫn đang quan sát, vì họ ít thiệt hại hơn nhóm Nghệ An. Điều đau nhất cho nhóm Nghệ An, là việc ông Tô Lâm dùng một người Nghệ An, là ông Nguyễn Ngọc Lâm, để hạ ông Vương Đình Huệ – đầu tàu của nhóm này.

Tuy nhóm Hà Tĩnh đang “ngồi im”, nhưng thực chất, họ có mối liên hệ chặt chẽ với nhóm Nghệ An. Chính ông Huệ khi xây dựng hệ sinh thái quyền lực, chuẩn bị cho việc “lên ngôi”, đã chiêu mộ ông Đặng Quốc Khánh – một Bộ trưởng người Hà Tĩnh.

Hiện nay, tuy ông Tô Lâm rất mạnh, nhưng những thế lực chống cũng không vừa. Nếu không khéo tỉa và diệt, thì các nhóm chống đối sẽ dần dần liên kết lại, tạo thành một khối mạnh dần lên kiểu “hòn tuyết lăn”. Khi đó, ông Tô Lâm không dễ đối phó.

Chức Tổng Bí thư của Tô Lâm chưa có gì đảm bảo là sẽ tiếp tục ở nhiệm kỳ sau. Một năm trước Đại hội luôn hứa hẹn sẽ có rất nhiều bất ngờ xảy ra.

Đợi xem!

 

Trần Chương – Thoibao.de