Tham vọng “lật” Thủ tướng, Trần Lưu Quang rơi vào thế khó?!

Trần Lưu Quang tiến thân thần tốc. Từ Bí thư Tây Ninh đến chức Phó Thủ tướng chỉ vỏn vẹn có 5 năm nhưng trải qua 4 chức vụ. Tính ra trung bình, mỗi chức vụ ông Quang chỉ ngồi hơn 1 năm. Đây được xem như hình thức luân chuyển nhanh một một cách vội vã để cơ cấu lên cao.

Trong vòng 5 năm kể từ khi làm Phó Thủ tướng, ông Trần Lưu Quang không vấp phải bất kỳ một cản lực nào. Tuy nhiên, ở ghế Phó Thủ tướng, ông Quang không được giới thiệu vào Bộ Chính trị, mặc dù ông tiếp nhận chức Phó Thủ tướng do ông Phạm Bình Minh để lại. Lẽ ra ông Trần Lưu Quang được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị để chính thức là Phó Thủ tướng Thường trực. Tuy nhiên, ngồi mãi, ông Quang vẫn không được giới thiệu. Nguyên nhân được cho là có sự ngăn cản của Phạm Minh Chính.

Đầu năm 2025, Trần Lưu Quang được trao đổi với Nguyễn Hòa Bình để tìm cơ hội mới. Nguyễn Hòa Bình được rời Ban bí thư tránh Tô Lâm. Ngược lại Trần Lưu Quang về Ban bí thư tránh Phạm Minh Chính. Có lẽ, nếu còn bám ở Chính phủ, Trần Lưu Quang khó mà được giới thiệu vào Bộ Chính Trị. Ông Phạm Minh Chính không bao giờ muốn nâng đỡ kẻ có âm mưu soán ngôi mình.

Đối thủ Chính trị của Phạm Minh Chính là Tô Lâm chứ không phải Trần Lưu Quang. Nếu không dựa vào Tô Lâm, Trần Lưu Quang sẽ không có đường nào cạnh trah nổi Phạm Minh Chính. Tuy nhiên, dù có dựa vào Tô Lâm thì cửa thắng cho Trần Lưu Quang vẫn không lớn. Nguyên nhân là vì sao?

Dù Tô Lâm đang là thế lực mạnh nhất, tuy nhiên, ông cần phải ưu tiên thiết lập thế chân vạc để tạo thành nền tảng cho phe cánh Hưng Yên. Thế chân vạc của Tô Lâm là làm chủ Bộ Công an và Ban bí thư. Trong đó Bộ Công an giao cho Lương Tam Quang và Ban Bí thư được giao trọng trách Nguyễn Duy Ngọc. Cho tới thời điểm hiện tại, Tô Lâm đã đưa được cả Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị. Đây được xem như là thành công to lớn của ông Tổng bí thư. Tuy nhiên, việc nhét thêm Trần Lưu Quang vào Bộ Chính trị được đánh giá là rất khó. Khả năng Trần Lưu Quang vào Bộ Chính trị trước đại hội ngày một hẹp dần. 

Từ nay đến Đại hội 14 còn 2 kỳ họp Hội nghị Trung ương chính thức. Quan trọng nhất là kỳ họp Hội Nghị Trung ương lần thứ 11 dự kiến vào Tháng 5 sắp tới. Đây là cơ hội được cho là cuối cùng để Trần Lưu Quang vào Bộ Chính trị. Bởi nếu để vuột kỳ này thì đến kỳ 12 sẽ rất khó, bởi kỳ 12 là cuộc họp trù bị cho Đại Hội 14.

Còn đối với Phạm Minh Chính thì suốt nhiệm kỳ vẫn vậy. Vẫn đánh bài ngửa với Tô Lâm. Tuy ở thế yếu nhưng vẫn sừng sững. Vụ án AIC vẫn còn nguyên và Tô Lâm vẫn chưa làm gì được. Còn về phía Bộ Quốc phòng, Tô Lâm vẫn chưa kiểm soát được. Vẫn chưa thể điều khiển được Tổng cục 2. Nếu có quỹ thời gian đủ lớn, Tô Lâm có thể sẽ từng bước thâu tóm Quân đội, tuy nhiên, chỉ còn 8 tháng nữa, e rằng Tô Lâm không còn đủ thời gian.

Gần tới Đại hội 14, có vẻ như Phạm Minh Chính cũng đang muốn củng cố ghế Thủ tướng cho nhiệm kỳ tiếp theo. Vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy, Phạm Minh Chính “đầu hàng” trước Tô Lâm. Trong nước, Phạm Minh Chính vẫn năng nổ hỗ trợ Vingroup nắm lấy lĩnh vực giao thông đường bộ béo bở. Về đối ngoại, ông Thủ tướng cũng đang muốn dùng 3 đặc khu kinh tế mời chào Bắc Kinh. 

Nhiệm kỳ 2021-2026 đã trải qua hơn 4/5 quãng đường và Phạm Minh Chính vẫn trụ vững. Cho đến nay, chỉ cho trụ Thủ tướng là chưa đổi chủ, còn 3 trụ còn lại đều đổi . Khả năng Phạm Minh Chính trụ hết nhiệm kỳ rất cao, và nếu Trần Lưu Quang không vào Bộ Chính trị trước Đại hội, thì chức Thủ tướng khó vuột khỏi tay ông Phạm Minh Chính.

Trần Chương -Thoibao.de