Vì sao cựu Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình bị gọi tên một lần nữa?

Trước khi trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt nam, dưới danh nghĩa, nỗ lực tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng. Ông Tô Lâm đã xử lý một loạt các nhân vật thân cận của ông Nguyễn Phú Trọng.

Đây chính là lý do vì sao, ông Tô Lâm đã nhiều lần bị cáo buộc có chủ trương xóa sổ các di sản về nhân sự và “thành tích” chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Các cáo buộc vừa kể, ngày càng trở nên có cơ sở khi mới đây, dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Bộ Công An đã cho lật lại các hồ sơ tham nhũng của một loạt các cá nhân được đánh giá là “bất khả xâm phạm”. Như Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, hay mới nhất là Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.  

Đáng chú ý, vào tháng 12/2024, ông Trương Hòa Bình, đã từng bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo. Vào thời điểm đó, ông Nguyễn Xuân Phúc, cựu Chủ tịch nước cũng bị mức kỷ luật cảnh cáo như ông Bình. Còn bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư thì được “ưu ái” chỉ bị kỷ luật khiển trách là mức thấp nhất trong 4 thang kỷ luật của Đảng. 

Theo giới quan sát, lúc đó, việc kỷ luật các nhân vật như ông Bình, ông Phúc và bà Mai bị kỷ luật, không được thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông của nhà nước. 

Nhưng lần này, ông Trương Hòa Bình lại được Ủy ban Kiểm tra Trung ương dưới quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Duy Ngọc, một lần nữa gọi tên. Dù cho ông Bình đã nhận quyết định cảnh cáo chỉ hơn 3 tháng trước đó.

Đáng chú ý, trong thông báo mới nhất của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về việc đề nghị kỷ luật ông Trương Hòa Bình có nhiều chi tiết thể hiện cho thấy mức độ sai phạm nghiêm trọng hơn. 

Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã nhấn mạnh, ông Trương Hòa Bình đã sai phạm “gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, và Nhà nước, đến mức phải thi hành kỷ luật”. 

Công luận đã đặt câu hỏi, vì sao cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình bị gọi tên một lần nữa?

Theo giới thạo tin, ông Trương Hòa Bình một lần nữa bị gọi tên do có liên quan “rất sâu” đến Đại án Sài Gòn – Đại Ninh ở tỉnh Lâm Đồng, với hàng loạt quan chức cấp cao bị điều tra, xử lý kỷ luật và khởi tố bắt giam.

Theo đó, cựu Bộ trưởng và Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã bị khởi tố, do bị cáo buộc nhận 200 triệu đồng từ doanh nhân Nguyễn Cao Trí, để can thiệp vào việc không thu hồi Dự án Đại Ninh.

Sai phạm này, đã tạo điều kiện cho việc chuyển nhượng trái phép Dự án Sài Gòn Đại Ninh cho doanh nghiệp khác với trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều đó đã gây tổn thất lớn cho ngân sách Nhà nước​. 

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam. Cụ thể như, phụ trách chỉ đạo cải cách tư pháp, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Do đó có liên quan mật thiết đến công tác thanh tra, kiểm tra.

Liên quan đến Dự Án Sài gòn Đại Ninh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Minh, đã chủ động tự sát. Do đã nhận hàng chục tỷ đồng, từ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và Doanh nhân Đỗ Cao Trí để dàn xếp vụ việc gia hạn cho Dự án Sài Gòn Đại Ninh.

Cũng như, ngày 21/11/2022, tại trụ sở Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Hùng cũng đã nhảy lầu tự vẫn, và qua đời tại chỗ. 

Được biết, 2 ông Trần Văn Minh và Nguyễn Văn Hùng, đều là đàn em thân cận và họ đã chủ động chọn cái chết, để vừa giữ được tài sản tham nhũng và  vừa tránh khai ra “trùm cuối” trong vụ Đại Ninh được cho là ông Trương Hòa Bình.

Chưa hết, theo giới thạo tin, việc lật lại hồ sơ tham nhũng đối với ông Trương Hòa Bình sẽ không dừng lại ở đây. Mà Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm của bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư trong Đại Án này.

Xin nhắc lại, trước đây, bà Trương Thị Mai, từng bị cáo buộc đã nhận hơn 2 triệu USD từ Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát của “bà trùm” Trương Mỹ Lan, trong Dự án Sài Gòn Đại Ninh thông qua cựu Bí thư tỉnh Lâm Đồng, ông Vũ Cao Quận.

Trà My – Thoibao.de