Kết quả ăn chia, phe Phan Văn Giang bất ngờ vượt lên cân bằng phe Hưng Yên?

Thông tin kết quả ăn chia tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 đã rò rỉ. Đáng chú ý là Phan Văn Giang thắng lớn trong danh sách ăn chia lần này. Không những ông Gaing không bị loại mà ông còn được lên chức. Sau Đại hội, ông sẽ được quy hoạch vào ghế Chủ tịch nước. Ông Lương Cường rút lui xem như đây là sự chấm hết cho tham vọng chính trị của ông Chủ tịch nước.

Ông Lương Cường lâu nay vẫn không thuận với Phan Văn Giang trong Bộ Quốc phòng. Tại Đại hội 13 năm 2021, ông Cường đã ngậm trái đắng khi bị ông Phan Văn Giang giật lấy chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngay trước mũi. Đáng nói là khi đó, ông Phan Văn Giang chỉ là Thượng tướng thấp hơn ông Lương Cường-Đại tướng. Ngoài ra, ông Lương Cường được ông Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam lúc đó hậu thuẫn.

Việc ông Phan Văn Giang rời ghế Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng để nắm chức Chủ tịch nước, theo thông thường, đây là việc rời “tổ kén” Bộ Quốc phòng để ngồi vào chiếc ghế chông chênh dễ đổ. Tuy nhiên, kết quả ông Nguyễn Tân Cương-đàn em thân tín của ông Giang cũng được quy hoạch vào Bộ Chính trị, điều đó cho thấy phe ông Phan Văn Giang đang thắng thế không những trong Bộ Quốc phòng mà ngay trên vũ đài chính trị nói chung. Được quy hoạch vào Bộ Chính trị, ông Cương sẽ nắm chắc chiếc ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Như vậy sau Hội nghị Trung ương 11, viễn cảnh được vẽ ra là Phan Văn Giang – Chủ tịch nước, Nguyễn Tân Cương – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Công thức này xem như cân bằng với công thức Tô Lâm – Tổng bí thư, Lương Tam Quang-Bộ trưởng Bộ Công an. Cả 2 trường hợp trên đều là công thức “Tứ trụ+Lực lượng vũ trang”.

Kết quả Hội nghị trung ương lần thứ 11 đã cho thấy không có sự liên minh giữa Lương Cường và Phan Văn Giang để đối đầu với Tô Lâm, mặc dù trước đó, trong chuyến đi Chile, ông Lương Cường kéo bè kết cánh rất nhiều nhân vật trong Bộ Quốc phòng, trong đó có Phan Văn Giang, Phạm Ngọc Hùng và Trần Công Chính. Có vẻ như, Phan Văn Giang muốn tự mình thiết lập thành một tụ hơn là phải liên minh liên kết với ai.

Chủ tịch nước là đại tướng quân đội trong quá khứ có ông Lê Đức Anh và hiện nay là ông Lương Cường. Có vẻ như ông Lương Cường không đủ khả năng nắm Bộ Quốc phòng chắc chắn như thời ông Lê Đức Anh. Dù là ngồi ở ghế hữu danh vô thực nhưng tiếng nói của ông cố Chủ tịch nước trong “thế giới ngầm” của các đồng chí rất có trọng lượng. Hiện nay ông Lương Cường yếu hơn vì ông chỉ có quan hệ tốt với Tổng cục chính trị chứ không nắm cả Bộ Quốc phòng. Muốn nắm Bộ Quốc phòng phải có Bộ trưởng là đàn em tin cậy.

Kết quả ăn chia cho thấy ông Phạm Minh Chính vẫn sừng sững, mặc dù ông Chính đang yếu thế hơn Tô Lâm rất nhiều. Có lẽ lại một lần nữa khẳng định ông Thủ tướng Việt Nam hiện nay xứng đáng danh hiệu là “vua trụ hạng”. Ông trụ hạng tốt là bởi ông rất khéo che đậy, đặc biệt là trường hợp vụ AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Sau Đại hội, rất có thể ông Phan Văn Giang sẽ nổi lên mạnh mẽ lấn át ông Phạm Minh Chính mặc dù ông Giang chỉ được quy hoạch vào ghế Chủ tịch nước mang tính lễ nghi. 

Ông Nguyễn Tân Cương hiện nay chỉ mới 59 tuổi, rất triển vọng. Ông Cương có thể ngồi ghế Ủy viên Bộ Chính trị 2 nhiệm kỳ để đảm bảo sự che chở cần cho chiếc ghế Chủ tịch nước của ông Phan Văn Giang.

Nếu thâu tóm Bộ Quốc phòng về một mối, không để xảy ra hiện tượng “loạn 12 sứ quân” trong bộ như hiện nay thì sức mạnh chính trị của Phan Văn Giang-Nguyễn Tân Cương rất lớn. Tô Lâm không thể xem thường.

Hội nghị Trung ương 11 là lần ăn chia vội. Chưa chắc gì đây là dah sách cuối cùng. Rất có thể trong 8 tháng còn lại, sẽ có bất ngờ khác. Hãy đợi xem!

Hoàng Phúc -Thoibao.de