Ngày 12/4/2025, sau khi Hội nghị Trung ương 11 – Khóa 13 vừa kết thúc, nhiều ý kiến lạc quan cho rằng Tổng Bí thư Tô Lâm đã kiểm soát trọn quyền lực trong đảng. Đồng thời, tin rằng Tô Lâm sẽ ngồi vị trí Tổng Bí thư toàn quyền.
Tuy nhiên, trong chuyến đi Hà Nội của Chủ tịch Tập Cận Bình, đặc biệt sự phản ứng “giận dữ” từ Tổng thống Donald Trump. Rõ ràng, các thỏa thuận giữa Hà Nội và Bắc Kinh là điều mà ông Trump không muốn thấy. Do vậy, đây sẽ tạo ra bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Theo giới quan sát, khái niệm “Cộng đồng chung vận mệnh” giữa Việt Nam và Trung quốc dưới thời Tổng Trọng, nay đã được cụ thể hóa trong Tuyên bố chung giữa 2 nước, được mở rộng từ kinh tế đến an ninh, kể cả quốc phòng.
Cuộc Giao lưu hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 vừa qua, sau nhiều năm vắng bóng đã qua trở lại là một minh chứng.
Phải chăng, ban lãnh đạo Trung Quốc đã công khai “dã tâm” muốn đưa Việt Nam trở lại quỹ đạo ý thức hệ như dưới thời Nguyễn Phú Trọng. Và không loại trừ việc, Bắc kinh sẽ từng bước ngăn chặn công cuộc cải cách của do ông Tô Lâm khởi xướng?
Theo Giáo sư Vuving từ Hoa Kỳ, cho rằng ông Tô Lâm vẫn nuôi hy vọng vào quan hệ của Việt Nam với Mỹ. Và ông ta – tức Tô Lâm sẽ không tham gia vào bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm làm suy yếu nước Mỹ.
Quan điểm của ông Tô Lâm như vừa kể, chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh phải tác động đến nội bộ, thông qua cuộc chơi quyền lực giữa các phe phái trong nội bộ đảng.
Trong bối cảnh, quyền lực của Tổng Bí thư Tô Lâm đang bị bào mòn, do mâu thuẫn nội bộ, và sự phản ứng phe tướng lĩnh của Quân Đội. Thì đây, sẽ là cơ hội vàng cho các thế lực chống đối phe Hưng yên sẽ liên kết để củng cố vị thế.
Theo giới phân tích, tại thời điểm hiện nay, chính trường Hà Nội đang trong một thế cờ quyền lực rất nhạy cảm, và đang biến động hết sức nhanh chóng. Ông Tô Lâm đang nắm ghế Tổng Bí thư nhưng vẫn chưa đủ sự “chắc chắn” để có thể trụ vững đến sau Đại hội Đảng 14.
Sức ép của ông Tô Lâm đến từ, các nhóm chính trị đối trọng như Quân đội, giới kỹ trị… Đặc biệt, là một bộ phận thân phương Tây trong đảng, liên quan đến phong cách điều hành trong nội bộ.
Trong khi, Thủ tướng Phạm Minh Chính, dù có nền tảng kỹ trị và được một số lớn phe nhóm ủng hộ, nhưng cũng chưa thể tạo đủ sự đồng thuận trong nội bộ để vượt lên hẳn. Do đó, không loại trừ khả năng xảy ra thế cờ “bế tắc mềm” trong quá trình bầu chọn Tổng Bí thư trong thời gian sắp tới.
Nếu phe Quân đội tiếp tục mở rộng ảnh hưởng, đặc biệt là trong công tác nhân sự của Đại hội 14. Thì con bài Lương Cường sẽ có cơ hội “trụ lại” sau Đại hội 14 là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Cho dù, ông Lương Cường là nhân vật ông Tô Lâm không ưa. Nhưng ông Lương Cường, với phong cách mềm mỏng và ít gây tranh cãi, có thể trở thành lựa chọn “dễ chấp nhận” hơn trong nội bộ đảng.
Đây có thể là kết quả cả các “đòn gió” của ông Tập đã tung ra trong chuyến thăm Hà nội để hỗ trợ cho Lương Cường, và điều đó nằm trong các tính toán chuẩn bị nhân sự cấp cao của Việt Nam từ Trung Nam Hải.
Và nếu cuộc đua giữa Tô Lâm và Phạm Minh Chính không ngã ngũ, thì con bài Lương Cường sẽ là một phương án “dự phòng” mang tính ổn định, được Trung Quốc ủng hộ.
Theo giới thạo tin, về các phương án có thể xảy ra với ông Cường, có thể là:
Phương án 1: Ông Lương Cường ở lại với vị trí Chủ tịch nước, nhưng điều này sẽ cản đường của ông Phan Văn Giang. Tuy nhiên, kịch bản này ít khả thi nếu phe Quân đội vẫn tiếp tục gia tăng ảnh hưởng.
Nếu không, với Phương án 2: Ông Lương Cường chuyển sang vai trò khác có tính ảnh hưởng. Như, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Đây là phương án, giúp ông Lương Cường ở lại, mà không trực diện đối đầu với ông Tô Lâm.
Nếu ông Tô Lâm và phe Hưng Yên còn đủ mạnh, thực sự áp đảo thì phương án thứ 3, ông Lương Cường sẽ bị nghỉ. Nhưng được “hạ cánh mềm”, và có thể vẫn được bố trí một vai trò danh dự để tránh gây bất ổn.
Trà My – Thoibao.de