Việc Tổng Bí thư Tô Lâm, đến thăm Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng phát xít tại Moscow ngày 9/5, trong bối cảnh của trật tự địa chính trị toàn cầu đang bước vào thời kỳ biến động sâu sắc.
Đây là hành động mang tính biểu tượng chính trị cao thể hiện lập trường gần hơn với Nga và Trung quốc của Việt nam. Đồng thời, là một thông điệp khẳng định lập trường dứt khoát của Việt Nam đã ngả sang phe các quốc gia độc tài toàn trị.
Công luận đã đặt câu hỏi, liệu tuyên bố sẽ thăm cấp Nhà nước đến Hoa Kỳ của ông Tô Lâm với Tổng thống Donald Trump vào trung tuần tháng 5/2025 sẽ bị hủy bỏ hay không?
Cuộc chiến tại Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc, nhưng Việt Nam đã cùng với một số quốc gia lại lựa chọn con đường ủng hộ nước Nga phá hoại trật tự và hòa bình của thế giới.
Với lý do được cho rằng, khi liên minh Quân đội và các nhóm bảo thủ thân Bắc Kinh đang lên ngôi và giành thế áp đảo trên chính trường. Và để thể hiện sự trung thành với con đường Chủ nghĩa Xã hội, ông Tô Lâm buộc phải chủ động “xích lại” với Trung Quốc và Nga để củng cố vị thế trong nội bộ của đảng.
Đầu tháng 4/2025, ông Tô Lâm đã có cam kết với Tổng thống Donald Trump sẽ thực hiện một chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ vào trung tuần tháng 5/2025. Với mục tiêu thúc đẩy đàm phán thương mại, giải quyết các vấn đề thuế quan giữa hai nước.
Tuy nhiên, sau cuộc gặp giữa phái đoàn thương mại Việt Nam và Mỹ mới đây, truyền thông Việt Nam hầu như không đưa tin cụ thể về kết quả đàm phán. Điều này, làm dấy lên nghi ngờ rằng các cuộc thương lượng không nhận sự ủng hộ từ phía Mỹ.
Việc truyền thông Nhà nước im lặng về khả năng chuyến thăm Mỹ sắp tới của ông Tô Lâm, liệu có liên quan gì đến, chuyến thăm Nga mới đây, cũng như chuyến thăm Việt nam của Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình vừa qua hay không?
Đặc biệt là sự góp mặt của Quân đội Trung Quốc trong lễ diễu binh kỷ niệm ngày 30/4 gần đây, đang tạo ra hình ảnh một Việt Nam đang ngả mạnh về “phe Á–Âu” do Moscow và Bắc Kinh dẫn dắt.
Theo giới phân tích quốc tế, khả năng Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn công du Hoa Kỳ là rất thấp – hoặc nếu có diễn ra, đó sẽ là một chuyến đi bị hạn chế về quy mô.
Tuy nhiên, có khả năng chuyến đi bị hoãn vô thời hạn để mở đường cho sự “rút lui trong im lặng” là cao. Trong bối cảnh ông Tô Lâm đang chịu áp lực từ nội bộ của đảng, đây có thể được hiểu như một giải pháp “rút lui” chính trị khôn ngoan.
Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm thất bại trong chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước như đã định sẵn. Đây, sẽ là một đòn giáng mạnh vào hình ảnh của ông Tô Lâm và chủ trương đưa Việt nam sang “kỷ nguyên mới” theo xu hướng phát triển của các quốc gia văn minh và tiến bộ.
Phải chăng, trước các áp lực quá lớn từ các phe chống đối trong đảng, ông Tô Lâm đã buộc phải chọn hướng đi an toàn hơn. Đó là, thắt chặt quan hệ với Trung Quốc và Nga để thỏa mãn yêu cầu trong đảng.
Theo giới phân tích, nếu Việt Nam thực sự lựa chọn nghiêng về Nga và Trung Quốc, điều này sẽ gây ra những hệ lụy lâu dài. Thứ nhất, Việt Nam sẽ mất đi sự cân bằng trong chiến lược “đu dây” đã được duy trì từ trước cho đến nay.
Điều đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận thị trường Mỹ và các nguồn đầu tư công nghệ cao từ phương Tây. Thứ hai, sự lệ thuộc vào Trung Quốc và Nga về mặt chiến lược sẽ khiến Việt Nam gặp rủi ro trong vấn đề chủ quyền Biển Đông.
Quan trọng hơn, nếu ông Tô Lâm chọn nghiêng hẳn sang phe độc tài – điều ngược lại với các cam kết của ông khi mới nhậm chức Tổng Bí thư. Thì đây, sẽ là một “nước cờ sinh tử” của Tổng Bí thư Tô Lâm trước Đại hội Đảng 14 đang đến gần.
Do đó, khả năng ông Tô Lâm sẽ thực hiện chuyến công du Hoa Kỳ trong tháng 5/2025 sẽ là điều khó có thể xảy ra.
Trà My – Thoibao.de