Sau khi trở thành người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt nam, ông Tô Lâm đã nhiều lần tuyên bố không ai có thể đứng ngoài cuộc chiến chống tham nhũng, và được phép đứng trên pháp luật.
Mới đây, khi Quốc hội khóa XV thảo luận về các dự thảo luật trong chương trình Kỳ họp thứ 9, Tổng Bí thư Tô Lâm lại đưa ra chỉ đạo, “Luật pháp phải phục vụ toàn dân, không vì lợi ích riêng”.
Tuy nhiên, tại phiên thảo luận ngày 16/5/2025, tại Quốc hội Đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) đã đưa ra đề nghị ngược lại với chỉ đạo. Theo đó, cho phép doanh nhân phạm tội được tại ngoại để tiếp tục lãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh và trả nợ.
Đề xuất này ngay lập tức tạo ra làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trong dư luận, khi pháp luật nhà nước đang bị “điều chỉnh” theo hướng có lợi cho các tầng lớp đặc quyền, là quan chức và doanh nhân?
Công luận thấy rằng, trong khi người dân ăn cắp 2 con Vịt, thì bị bắt giam và khởi tố ngay. Nay, với đề xuất dành cho doanh nhân các “đặc quyền” về pháp lý, đây một sự bất bình đẳng không thể chấp nhận được.
Không ai phủ nhận vai trò quan trọng của giới doanh nhân nhất là khi Nghị quyết 68/NQ-TW về Kinh tế tư nhân vừa đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, không thể vì lý do đó để dẫm đạp lên công lý và sự thượng tôn pháp luật.
Đặc biệt, trong bối cảnh đã có rất nhiều vụ án tham nhũng kinh tế lớn có sự cấu kết giữa doanh nghiệp tư nhân với các quan chức lãnh đạo bị phanh phui.
Do đó, đề xuất cho phép cho doanh nhân phạm tội được tại ngoại sẽ tạo ra tiền lệ vô cùng nguy hiểm, và nó có thể khuyến khích các doanh nhân sẵn sàng phạm tội, vì họ biết rằng nếu bị phát hiện, vẫn có thể được tại ngoại.
Nếu Quốc hội không nên “linh hoạt” hóa pháp luật để phù hợp với các “nhóm lợi ích” trong đảng. Để rồi, pháp luật nhà nước trở thành thứ có thể “co giãn” để phù hợp với từng đối tượng, thì đó một sự nguy hiểm đáng báo động.
Quan trọng hơn, bất kể sự chỉ đạo Tổng Bí thư Tô Lâm không hiểu lý do vì sao có những thế lực trong đảng đang cố gắng hình thành một tầng lớp có đặc quyền “miễn nhiễm” với pháp luật của nhà nước?
Hồng Lĩnh – Thoibao.de