BỘ TRƯỞNG NHẬT BẢN TỪ CHỨC SAU PHÁT NGÔN, CÒN QUAN CHỨC VIỆT NAM THÌ SAO?

Ông Taku Eto, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã từ chức sau phát ngôn ông này nói rằng “tôi chưa bao giờ phải mua gạo”, do những người yêu mến ông này ủng hộ. Tuy nhiên, câu nói này đã gặp phải sự chỉ trích từ người dân trong bối cảnh giá gạo đang tăng cao ở nước này.

Xứ gì mà lạ ghê, lãnh đạo gì mà mong manh, yếu đuối, người dân mới có nói một chút mà đã “sơ hở ra” là từ chức rồi. Chẳng bù cho lãnh đạo xứ Đông Lào, mặt trơ trán bóng, ngồi chơi không đã là hồng phúc cho dân tộc rồi, nhưng không, họ còn ăn tàn phá hại, phá nát đất nước mới chịu.

Một khi đã chạy vào làm quan chức rồi thì ăn lương, hưởng bổng lộc của chế độ suốt đời, mặc sức tham ô tham nhũng tràn lan, vơ vét của cải của nhân dân. Những quan chức đó đa phần phát ngôn đến mức ngớ ngẩn, mặc dù gây ra nhiều sai phạm nhưng không phải chịu trách nhiệm. Chính quyền vẽ ra cái trò ‘tinh gọn bộ máy’, thì mấy quan chức đâu có chịu từ chức không, mà mỗi người ôm mấy tỷ tiền hỗ trợ hạ cánh an toàn mới chịu.

Đây là ví dụ rõ nhất cho thấy sự khác nhau giữa hai thể chế dân chủ và độc tài. Một bên lãnh đạo do người dân bầu ra và chịu sự giám sát của dân chúng, một bên là do ĐCSVN cử, đảng bầu bán hay hạ bệ nhau mà thôi, quan chức không chịu sự giám sát của dân chúng nên mặc sức muốn làm gì thì làm. Nền báo chí quốc doanh thì què quặt, chỉ dám viết theo sự giật dây chỉ đạo từ Ban Tuyên giáo, thì làm sao thực hiện đúng vai trò giám sát như ở các quốc gia dân chủ được.

Thế nên, có mỗi việc người dân yêu cầu được bầu cử tự do, báo chí được độc lập, mà chế độ chỉ nghe đến đã sợ khóc thét rồi.

Võ Tuấn