Thanh Hóa mầm ươm, Chính Phủ là thành trì, Thủ Chính sẽ chiến Tô Tổng?

Sự cạnh tranh giữa Tô Lâm và Phạm Minh Chính chưa bao giờ kết thúc. Lên càng cao, tính cạnh anh càng khốc liệt. Cũng chưa bao giờ Phạm Minh Chính đã phải chịu đựng Tô Lâm như lúc này. Suốt trọn nhiệm kỳ 2021-2026, ông Phạm Minh Chính bị Tô Lâm liên tục dí vào vụ án AIC. Tuy nhiên, thành tích của ông Chính cũng đáng nể, ông là trụ duy nhất trong Tứ trụ cho đến thời điểm này vẫn chưa gục ngã.

Số mệnh chính trị mỗi người có lúc thịnh có lúc suy. Nếu lúc suy mà vẫn trụ được thì đến lúc thịnh sự nghiệp sẽ hồi sinh. Ông Nguyễn Tấn Dũng là ví dụ điển hình. Giai đoạn 2016-2023 là lúc gia đình ông bị tấn công nhiều nhất. Nguyễn Thanh Nghị suýt mất ghế vì bị phanh phui sai phạm đất đai Phú Quốc. Hàng loạt đàn em thân tín thời ông làm Thủ tướng bị Nguyễn Phú Trọng triệt hạ. Tuy nhiên, sau cái chết của ônbg Trọng, quyền lực ông cựu Thủ tướng trỗi dậy. Đấy chính là bài học cho những ai đã trụ được lúc suy.

Có 2 yếu tố giúp ông Nguyễn Tấn Dũng đã trụ được. Thứ nhất là Nguyễn Thanh Nghị không bị ngã ngựa, thứ nhì là Tô Lâm-một đàn em thân tín của ông Ba Dũng đã ẩn mình quá tốt. Đáng nói là suốt thời ông Trọng nắm quyền tuyệt đối, ông Tô Lâm vẫn ẩn nấp tốt vì được ông Trọng tin dùng. Nhờ 2 chân trụ như thế mà sau thời ông Trọng, Nguyễn Tấn Dũng mới bật dậy. Lần này ông xây dựng hệ thống quyền lực cho Nguyễn Thanh Nghị và sau đó là củng cố vị thế cho Nguyễn Minh Triết-con trai út của ông.

Ông Phạm Minh Chính có sinh mệnh chính trị không giống ông Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, ông Chính đang giống người tiền nhiệm của mình ở điểm chịu đòn giỏi và không để bản thân bị gục ngã. Để gục ngã là chấm hết cho sự nghiệp chính trị.

Hội Nghị Trung ương lần thứ 11 hồi Tháng 4 vừa qua, một Phó Thủ tướng gốc Thanh Hóa đã giành được suất cơ cấu vào Bộ Chính trị ở Đại hội 14 đầu năm sau. Đấy là ông Lê Thành Long. Đây là lá bài lợi hại của Phạm Minh Chính.

Được biết, suốt nhiệm kỳ 2021-2026, Phạm Minh Chính loay hoay chống đỡ hết Nguyễn Phú Trọng rồi đến Tô Lâm. Chính phủ là một mớ hỗn độn trong đó nhiều phe phái chia nhau các chức vụ từ ghế Bộ trưởng đến ghế Phó Thủ tướng. Vì thế, nắm Chính phủ đã gần 5 năm mà Phạm Minh Chính không thể Thanh Hóa hóa Chính phủ. Giờ đây, Lê Thành Long – một người Thanh Hóa sẽ được cơ cấu vào Bộ Chính trị thì đó sẽ là cửa mở giúp cho Phạm Minh Chính có nhiều cơ hội gầy dựng hệ thống hơn. Ý đồ ghế Thủ tướng và ghế Phó Thủ tướng Thường trực đều là người Thanh Hóa đang trong tính toán của ông Thủ tướng. Nếu tham vọng này thành hiện thực, thì khi đó, Chính phủ sẽ trở thành thành trì vững chắc cho nhóm Thanh Hóa.

Tương lai gần, tỉnh Thanh Hóa sẽ có 2 Ủy viên Bộ Chính trị và ít nhất là có 4 Ủy viên Trung ương Đảng. Một con số khiến không ít phe phái khác ở Trung ương Đảng phải e ngại. Có thông tin cho biết, Phạm Minh Chính và Lê Thành Long đang vận động để đưa thêm nhiều người Thanh Hóa nữa vào Trung ương Đảng. Có lẽ vì lo ngại Thanh Hóa lớn mạnh, tỉnh Thanh Hóa là vườn ươm nhân lực cho Phạm Minh Chính nên Tô Lâm đã bố trí Tô Anh Dũng-một tướng Công an người Hưng Yên về tỉnh Thanh Hóa làm Giám đốc Công an tỉnh.

Chỉ có 2 người Hưng Yên mà Tô Lâm đã nắm quyền kiểm soát chặt chẽ ban bí thư. Đấy chính là bản thân ông Tô Lâm và Nguyễn Duy Ngọc. Đáng nói là Nguyễn Duy Ngọc chưa phải là Thường trực Ban bí thư, chưa phải là người cao nhất trong Ban bí thư dưới Tô Lâm. Nếu Phạm Minh Chính cũng có 2 người Thanh Hóa kiểm soát Chính phủ thì sao? Nếu cấp phó của Phạm Minh Chính lại là người Thanh Hóa thì có phải sức mạnh của Thanh Hóa tăng lên gấp bội hay không? Đây là điều mà Tô Lâm không thể không lo. Nếu không kiểm soát, có khi Chính phủ lại trở thành quyền lực của Thanh Hóa và lúc đó, đối thủ của Hưng Yên sẽ toàn là những nhóm lợi ích mạnh.

Trần Chương-Thoibao.de