HIỂU Ý NGHĨA ‘DI SẢN’ CỦA CỜ VÀNG

Ngoài yếu tố chính trị, “cờ vàng còn là một biểu tượng di sản của danh tính Việt.”

Nó cũng giống như “cái nón lá, áo dài, cành mai hay cành đào ngày Tết vậy.” Nó xuất hiện ở khắp nơi, “từ phòng ngủ đến nhà thờ, từ trường học đến sạp hàng, từ ngày sinh nhật đến rằm tháng tám.” “Áo dài và khăn choàng cờ vàng là hình ảnh thường thấy ở các buổi lễ tốt nghiệp. Nhiều nơi có luôn trong sách học ở trường.”

“Khác với các hình thái di dân khác, người Việt được xếp vào nhóm ‘victim diaspora’. Họ không rời bỏ quê hương một cách tự nguyện, mà là bất đắc dĩ phải trốn chạy với tư cách nạn nhân.” Chữ “hải ngoại” tuy trung tính, nhưng không chính xác. Nếu chính quyền không “công nhận,” không “chia sẻ cái gốc đau thương của chữ ‘tị nạn’ thì không bao giờ thuyết phục họ được.”

“Họ mất hết. Thứ duy nhất còn lại là lá cờ.”

“Nhiều quốc gia đã công nhận đó là lá cờ di sản, chính thức đại diện cho cộng đồng người Việt tị nạn.”

“Thế nên cờ vàng chính là biểu tượng quê hương.” “Ngày 30/4 là ngày giỗ quê hương, như giỗ cha giỗ mẹ vậy.”

Quang Minh ( theo BBC tiếng Việt )